API là cụm viết tắt của Giao diện chương trình ứng dụng. Trong ngữ cảnh API, từ “Ứng dụng” đề cập đến mọi phần mềm có chức năng riêng biệt. Giao diện có thể được xem là một hợp đồng dịch vụ giữa 2 ứng dụng. Hợp đồng này xác định cách thức hai ứng dụng giao tiếp với nhau thông qua các yêu cầu và phản hồi. Tài liệu API của các ứng dụng này chứa thông tin về cách nhà phát triển xây dựng cấu trúc cho những yêu cầu và phản hồi đó.
Tìm hiểu về API
API – Application Programming Interface, được xem như giao diện lập trình ứng dụng, bao gồm tập hợp các quy ước giao tiếp cũng như các chương trình con được sử dụng bởi các chương khác nhau và khiến chúng có thể giao tiếp được với nhau.
Nhà phát triển có thể tận dụng các công cụ khác nhau trong API, nhằm khiến chương trình khi hoàn thiện có thể trở nên ít phức tạp hơn.
API còn có thể được ứng dụng trong nhiều dạng khác nhau, cụ thể như database system, computer hardware, web-base system, operating system, or software library.
Với mỗi bộ API phục vụ trên các hệ điều hành khác nhau, chúng sẽ thực hiện một chức năng nhất định riêng và hoàn toàn không có sự tương thích.
Sự khác nhau giữa Web Service, WCF, WCF REST, Web API
Giới thiệu
Hiện nay trong kỷ nguyên hậu PC, smartphone và tablet lên ngôi, nhu cầu xây dựng các ứng dụng mobile trên Windows Phone, iOS, Android đồng bộ dữ liệu đến server theo mô hình điện toán đám mây đang trở nên rất hot. Nếu quyết định xây dựng phía server sử dụng .NET Framework (với phiên bản mới nhất 4.5.3) thì lập trình viên có thể tạo ra các HTTP service bằng rất nhiều công nghệ khác nhau như là:- Web service (ASMX)- WCF service- WCF REST service- Web API serviceĐiều này rất tốt vì nó cho phép lập trình viên có nhiều lựa chọn hơn trong việc xây dựng các HTTP service dựa trên nền .NET nhưng với những người mới tiếp cận .NET Framework sẽ rối không biết cần phải sử dụng công nghệ nào để bắt đầu. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm qua các công nghệ này để thấy được sự khác nhau giữa chúng từ đó có một cái nhìn toàn diện nhất về các công nghệ service trên .NET đồng thời quyết định được công nghệ nào là phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Ưu điểm:
– Bổ sung hỗ trợ RESTful service với định dạng dữ liệu JSON nhẹ hơn SOAP với dữ liệu XML rất nhiều- Cho phép cấu hình tham số WebGet qua URI sử dụng UriTemplate
Nhược điểm:
– Chưa hoàn toàn phải là RESTful service, mới chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST- Cấu hình khó nhớ (cố hữu của WCF)
Web API (.NET 4 trở lên)
– Đây là một framework mới giúp cho việc xây dựng các HTTP service rất đơn giản và nhanh chóng- Open Source và có thể được sử dụng bởi bất kì client nào hỗ trợ XML, JSON- Hỗ trợ đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content formats- Có thể host trong ứng dụng hoặc trên IIS- Kiến trúc lý tưởng cho các thiết bị có băng thông giới hạn như smartphone, tablet- Định dạng dữ liệu có thể là JSON, XML hoặc một kiểu dữ liệu bất kỳ
Ưu điểm:
– Cấu hình hết sức đơn giản khi so với WCF- Performance cao- Hỗ trợ RESTful đầy đủ- Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test- Open Source
Nhược điểm:
– Còn rất mới nên chưa có nhiều đánh giá về nhược điểm của Web API
Vậy tôi nên lựa chọn framework nào để phát triển HTTP Service?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào yêu cầu công việc cụ thể của bạn như thế nào?Web Service:- Lựa chọn khi bạn chỉ cần xây dựng một service đơn giảnWCF là lựa chọn số một khi xây dựng:- Service cần hỗ trợ những ngữ cảnh đặc biệt như: message queue, duplex communication…- Service sử dụng những kênh truyền dữ liệu ở tầng thấp cho nhanh như: TCP, Named Pipes, UDP…WCF Rest, Web API được sử dụng khi xây dựng:- Service RESTful hỗ trợ đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content formats- Service cung cấp dữ liệu cho nhiều client khác nhau với băng thông giới hạn như: browser, mobile, tablet…
Kết luận
Qua bài viết này chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan hơn về 4 công nghệ hỗ trợ tạo HTTP service trên nền tảng .NET: Web Service, WCF, WCF REST, Web API. Với sự phát triển vũ bão của các thiết bị smartphone, tablet như hiện nay các công nghệ WCF REST và mới đây nhất là WEB API đang nổi lên là những công nghệ lý tưởng nhất cho việc xây dựng các ứng dụng điện toán đám mây. Việc nắm bắt được các công nghệ này là nhu cầu cấp thiết của các lập trình viên vì vậy trong các bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cách tạo và sử dụng các service này.
BTV.Trần Thị Thu HuyềnPhòng Truyền Thông IMicroSoft Việt NamHotline: 0916 878 224Email: [email protected]
Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.👉 Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:1) Data Scientist full-stack2) Embedded System & IoT development full-stack3) Game development full-stack4) Web development full-stack✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn.✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!
Phân biệt web service và API
Nhìn chung, web service và API đều là hai phương thức hỗ trợ cho quá trình giao tiếp.
Theo những người có kinh nghiệm làm việc với web serviec và API, thì giữa chúng chỉ tồn tại điểm khác biệt chính là về mục đích hoạt động, cụ thể được thể hiện qua những yếu tố sau:
Web service được xem như một tài nguyện hoạt động dựa trên cơ sở của nền tảng mạng, còn API lại là một giao diện cho phép người dùng xây dựng với sự hỗ trợ của dữ liệu hay chức năng của một ứng dụng khác.
Nếu như web service sử dụng SOAP, REST và XML-RPC làm phương tiện giao tiếp, thì API có thể tận dụng bất kỳ các phương tiện giao tiếp để triển khai việc tương tác giữa các ứng dụng.
Hầu hết các web service đều là API, nhưng API lại không phải và web service.
Web service chỉ hỗ trợ cung cấp cho giao thức HTTP, còn API lại có thể hỗ trợ cho cả giao thức HTTP/s: URL Request / Response Headers…
Web service hỗ trợ mỗi XML, còn API hỗ trợ cho cả XML và JSON.
Web service có thể lưu trữ trên IIS, còn API lại có thể lưu trữ trên IIS và chính nó.
Web service không phải mã nguồn mở, nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ người nào hiểu được XML, API là một Open source và được cung cấp kèm theo Framework .NET.
Web service có thiết kế nặng, khi sử dụng cần sự hỗ trợ của quy ước SOAP, để gửi hoặc nhận dữ liệu qua hệ thống. Trái lại, API có kiến trúc mỏng nhẹ, phù hợp với các thiết bị có dung lượng truyền dẫn hạn chế, ví dụ như các thiết bị Smartphone.
1137
05-07-2021
Web API là công cụ lập trình web được nhiều người sử dụng rộng rãi. Có thể nhận thấy đây là ứng dụng với nhiều tính năng ưu việt đối với người dùng. Để biết thêm những thông tin chi tiết về Web API là gì cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Web API là một phương thức được sử dụng để các website hay ứng dụng web khác nhau có thể trảo đổi thông tin, dữ liệu qua lại. Mỗi khi thực hiện truy xuất thông tin, Web API sẽ trả lại dữ liệu ở dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
ưA
Ví dụ: API REST của Twitter cho phép các website khác truy cập một phần thông tin, để tích hợp các tính năng vào ứng dụng của mình.
Được biết Web API có thể hỗ trợ restful và đầy đủ những phương thức như: Get/Post/put/delete dữ liệu. Có thể giúp bạn xây dựng được những HTTP server đơn giản và nhanh chóng. Không chỉ vậy, nó có thể giúp hỗ trợ đầy đủ những thành phần của HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content format.
Đối với Web API, sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng tự động quản lý được công việc. Cập nhật được luồng công việc tạo hiệu quả tốt hơn trong công việc.
API cho phép lấy nội dung ở bất kỳ Website hay ứng dụng nào đó một cách dễ dàng, khiến trải nghiệm người dùng được tăng lên. API giúp các công ty chia sẻ được những thông tin được chọn và tránh được những yêu cầu không mong muốn xảy ra.
API giúp thay đổi và cập nhật những thông tin mới theo thời gian thực. Công nghệ này sẽ giúp những thông tin truyền đi tốt hơn, chính xác hơn và dịch vụ cung cấp cũng được linh hoạt hơn.
Có thể thấy mỗi một ứng dụng sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt và chức năng hỗ trợ tốt với các ứng dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu một vài ưu nhược điểm của API ngay tại bài viết dưới đây nhé:
Như đã nói ở trên, khi website thực hiện một lệnh API để lấy thông tin thì nó sẽ trả về một nội dung dạng JSON hoặc XML. Tuy nhiên, 4 bước dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động lấy dữ liệu thông qua Web API.
Nhiều website lớn hiện nay luôn có một lượng lớn người dùng truy cập, hệ thống cung cấp số lượng nội dung khổng lồ cùng với các dịch vụ đa tầng. Do đó, nếu không có một phương pháp để những ứng dụng ngoài tương tác với những website có hệ thống lớn này thì quả là khó khăn.
Một câu chuyên thực tế về một ứng dụng web kết nối đến các hệ thống bán hàng thương mại điện tử như: Lazada, Shoppe. Tiki, Sendo, Adayroi…
Nếu như kho hàng xảy ra một biến động, bạn cần phải cập nhật biến động này tới các kênh bán hàng thương mại bên trên, nếu như thực hiện bằng tay thì không thể nào cập nhật được hết. Mỗi kênh bán hàng thương mại trên đều cung cấp hệ thống web API riêng, do đó bạn cần xây dựng một công cụ thực hiện các cú pháp theo đặc tả API của từng kênh bán hàng đó, sau đó mọi thứ sẽ hoàn toàn tự động giống như bạn và các sàn thương mại điện tử kia chung một hệ thống vây.
Đây cũng chính là mục đích của WebAPI, giúp đơn giản hóa và tự động, dễ dàng sử dụng công nghệ được xây dựng sẵn trong các ứng dụng để tạo ra một hệ thống lớn, không cần phải quan tâm các hệ thống đó đang xây dựng bằng ngôn ngữ gì.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>>> Tham khảo thêm về API: API là gì? Những tính năng và tầm quan trọng của API
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong “Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam” của Bộ TT&TT đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud
Ngày đăng: 10/01/2023 | 1 phản hồi
Ngày cập nhật: 10/01/2023
Ngày nay, bạn không thể đề cập đến thuật ngữ “Web Service” mà không gợi lên ngay lập tức các tham chiếu đến Web Service của Amazon hoặc Web Service của Google, Google Cloud Platform. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những tiến bộ công nghệ của nó, các quy trình và thử nghiệm Web Service vẫn là những khái niệm phức tạp.
Vậy Web Service là gì? Khái niệm này có vai trò như thế nào? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Đầu tiên, Web Service là gì? Web Service hay dịch vụ web một loại phần mềm Internet sử dụng các giao thức nhắn tin được tiêu chuẩn hóa và được cung cấp từ máy chủ web của nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng để khách hàng hoặc các chương trình dựa trên web khác sử dụng.
Các Web Service có thể bao gồm từ các dịch vụ chính như quản lý lưu trữ hoặc quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cho đến các dịch vụ hạn chế hơn nhiều như cung cấp báo giá chứng khoán hoặc kiểm tra giá thầu cho một mặt hàng đấu giá. Thuật ngữ này đôi khi còn được gọi là dịch vụ ứng dụng.
Người dùng có thể truy cập một số Web Service thông qua sắp xếp ngang hàng thay vì truy cập vào máy chủ trung tâm. Một số dịch vụ có thể giao tiếp với các dịch vụ khác. Việc trao đổi thủ tục và dữ liệu này thường được kích hoạt bởi một loại phần mềm được gọi là phần mềm trung gian.
Sự phát triển của các Web Service xảy ra khi tất cả các nền tảng chính đều có thể truy cập internet, nhưng các nền tảng khác nhau không thể tương tác với nhau. Các Web Service đã có thể đưa các nền tảng lên một tầm cao mới bằng cách xuất bản các chức năng, thông báo, chương trình hoặc đối tượng lên phần còn lại của internet.
Đọc thêm: Bitbucket là Gì? Biết Tuốt Về Bitbucket
Có một số loại Web Service phổ biến bao gồm:
Sơ đồ dưới đây mô tả một phiên bản rất đơn giản về cách một Web Service hoạt động. Máy khách sẽ yêu cầu gửi một chuỗi các cuộc gọi dịch vụ web đến một máy chủ lưu trữ dịch vụ web thực tế.
Các cuộc gọi thủ tục từ xa (Remote procedure calls) là những gì được sử dụng để thực hiện các yêu cầu này. Các cuộc gọi đến các phương thức được lưu trữ bởi Web Service có liên quan được gọi là Các cuộc gọi thủ tục từ xa (RPC). Ví dụ: Flipkart cung cấp dịch vụ web hiển thị giá cho các mặt hàng được cung cấp trên Flipkart.com. Giao diện người dùng hoặc lớp trình bày có thể được viết bằng .Net hoặc Java, nhưng Web Service có thể được giao tiếp bằng một trong hai ngôn ngữ lập trình.
Dữ liệu được trao đổi giữa máy khách và máy chủ, là XML, và là phần quan trọng nhất của thiết kế Web Service. XML (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) là một ngôn ngữ trung gian đơn giản được hiểu bởi nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Nó là một bản sao của HTML. Khi các chương trình giao tiếp với nhau, chúng sử dụng XML. Điều này tạo ra một nền tảng chung cho các ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để giao tiếp với nhau.
Để truyền dữ liệu XML giữa các ứng dụng, các dịch vụ web sử dụng SOAP (Giao thức truy cập đối tượng đơn giản). Dữ liệu được gửi bằng HTTP tiêu chuẩn. Thông báo SOAP là dữ liệu được gửi từ Web Service đến ứng dụng. Một tài liệu XML là tất cả những gì chứa trong một thông báo SOAP.
XML và HTTP là nền tảng Web Service cơ bản nhất. Các thành phần sau được sử dụng bởi tất cả các Web Service điển hình:
SOAP là viết tắt của “Giao thức truy cập đối tượng đơn giản”. Nó là một giao thức nhắn tin vận chuyển độc lập. SOAP được xây dựng dựa trên việc gửi dữ liệu XML dưới dạng Thông báo SOAP. Một tài liệu được gọi là tài liệu XML được đính kèm với mỗi thư. Chỉ có cấu trúc của tài liệu XML, không phải nội dung và tuân theo một mẫu. Điều tốt nhất về các Web Service và SOAP là mọi thứ được gửi qua HTTP – giao thức web tiêu chuẩn.
UDDI là một tiêu chuẩn để chỉ định, xuất bản và khám phá các dịch vụ trực tuyến của nhà cung cấp dịch vụ. Nó cung cấp một đặc điểm kỹ thuật hỗ trợ lưu trữ dữ liệu thông qua các Web Service. UDDI cung cấp một kho lưu trữ nơi các tệp WSDL có thể được lưu trữ để ứng dụng khách có thể khám phá tệp WSDL để tìm hiểu về các hành động khác nhau mà Web Service cung cấp. Do đó, ứng dụng khách sẽ có toàn quyền truy cập vào UDDI, đóng vai trò là cơ sở dữ liệu cho tất cả các tệp WSDL.
Cơ quan đăng ký UDDI sẽ giữ thông tin cần thiết cho dịch vụ trực tuyến, giống như danh bạ điện thoại, chúng bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại của một cá nhân nhất định.
Nếu không tìm thấy Web Service, thì không thể sử dụng dịch vụ của nó. Máy khách gọi Web Service phải biết vị trí của Web Service. Ngoài ra, ứng dụng khách phải hiểu Web Service làm gì để gọi đúng Web Service. WSDL, hoặc ngôn ngữ mô tả Web Service, được sử dụng để thực hiện điều này. Tệp WSDL là một tệp dựa trên XML khác, có nhiệm vụ giải thích chức năng của Web Service đối với ứng dụng khách. Ứng dụng khách sẽ có thể hiểu được vị trí của Web Service và cách sử dụng dịch vụ đó bằng cách sử dụng tài liệu WSDL.
Ưu điểm của Web Service:
Những thách thức của Web Service: Khi các Web Service phát triển, các mối quan tâm bao gồm nhu cầu tổng thể về băng thông mạng và đối với bất kỳ dịch vụ cụ thể nào, ảnh hưởng đến hiệu suất khi nhu cầu đối với dịch vụ đó tăng lên. Một số sản phẩm mới đã xuất hiện cho phép các nhà phát triển phần mềm tạo hoặc sửa đổi các ứng dụng hiện có có thể được xuất bản dưới dạng ứng dụng dựa trên web.
Các Web Service và API thường bị nhầm lẫn với nhau, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì chúng có một số điểm chung nhất định. Hầu hết các Web Service đều cung cấp một API, với tập hợp các lệnh và chức năng của nó, được sử dụng để truy xuất dữ liệu. Đây là một ví dụ: Twitter cung cấp API cho phép nhà phát triển truy cập các tweet từ máy chủ, sau đó thu thập dữ liệu ở định dạng JSON.
Nhưng đây là điều cần lưu ý: Tất cả các Web Service đều có thể là API, nhưng không phải tất cả các API đều có thể là Web Service. Sự khác biệt giữa API và Web Service:
Điểm tương đồng giữa API và Web Service:
Các Web Service được sử dụng cho nhiều ứng dụng, nhưng phổ biến nhất là sử dụng lại mã và kết nối các chương trình hiện có.
Phương pháp Web Service có thể giúp các nhà phát triển phân đoạn các ứng dụng thành các thành phần có thể được sử dụng và tái sử dụng cho các nhu cầu khác nhau. Ví dụ: nhiều chương trình có thể cần một công cụ chuyển đổi hoặc chức năng báo cáo. Điều này có thể thực hiện được nhờ các giao thức truyền thông phổ biến của Web Service.
Ngoài ra, các Web Service có thể được sử dụng để liên kết dữ liệu giữa các nền tảng khác nhau. Vì tất cả các ứng dụng có thể bao gồm một thành phần Web Service, điều này có thể biến bất kỳ chương trình cụ thể thành một chương trình có thể tương tác hoàn toàn.
Kết luận
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu Web Service là gì và những thông tin cơ bản về dịch vụ web. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về Web Service. Nếu hứng thú với các nội dung tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị hơn nữa trên Blog của Glints nhé!
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?
Bài viết cơ bản, rất hay!
Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại GlintsNền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á
API REST mang lại những lợi ích gì?
API REST mang lại 4 lợi ích chính:
Tích hợp
API được sử dụng để tích hợp ứng dụng mới với hệ thống phần mềm hiện tại. Điều này làm tăng tốc độ phát triển vì không cần phải viết lại từng chức năng từ đầu. Bạn có thể sử dụng API để tận dụng mã hiện có.
Đổi mới
Rất nhiều lĩnh vực có thể thay đổi khi một ứng dụng mới ra mắt. Doanh nghiệp cần khẩn trương phản ứng và hỗ trợ việc triển khai nhanh chóng các dịch vụ đổi mới. Họ có thể thực hiện việc này bằng cách thực hiện các thay đổi ở cấp độ API mà không cần phải viết lại toàn bộ mã.
Mở rộng
API mang lại cơ hội độc đáo cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng của họ trên những nền tảng khác nhau. Ví dụ: API bản đồ cho phép tích hợp thông tin bản đồ qua các trang web, nền tảng Android, iOS, v.v. Mọi doanh nghiệp đều có thể cung cấp quyền truy cập tương tự vào cơ sở dữ liệu nội bộ của họ bằng API miễn phí hoặc trả phí.
Dễ duy trì
API đóng vai trò là cổng giữa hai hệ thống. Mỗi hệ thống đều phải thực hiện các thay đổi nội bộ để API không bị tác động. Bằng cách này, mọi sự thay đổi về mã trong tương lai do một bên thực hiện sẽ không tác động đến bên còn lại.
Kiểm thử API là gì?
Các chiến lược kiểm thử API tương tự như những phương pháp kiểm thử phần mềm khác. Trọng tâm chính là xác thực phản hồi của máy chủ. Kiểm thử API bao gồm:
Đưa ra nhiều yêu cầu cho điểm cuối API để kiểm thử hiệu năng.
Viết các bài kiểm thử đơn vị để kiểm tra logic kinh doanh và tính đúng đắn của chức năng.
Kiểm thử bảo mật bằng cách giả lập các cuộc tấn công hệ thống.
Cổng API là gì?
API Gateway là công cụ quản lý API cho các khách hàng doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ back-end đa dạng. Cổng API thường xử lý các tác vụ thông thường như xác thực người dùng, thống kê và quản lý giới hạn số lượng áp dụng cho tất cả lệnh gọi API.
Cổng API Amazon API là dịch vụ được quản lý toàn phần giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo, phát hành, duy trì, giám sát và bảo vệ API ở mọi quy mô. API Gateway xử lý tất cả các tác vụ liên quan đến tiếp nhận và xử lý hàng nghìn lệnh gọi API đồng thời, bao gồm quản lý lưu lượng truy cập, hỗ trợ CORS, xác thực và kiểm soát truy cập, điều tiết, giám sát và quản lý phiên bản API.
Điểm cuối API là gì và vì sao nó lại quan trọng?
Điểm cuối API là điểm tiếp xúc cuối cùng trong hệ thống giao tiếp của API. Những điểm cuối này bao gồm URL máy chủ, dịch vụ và những địa điểm kỹ thuật số cụ thể khác, từ đây thông tin được gửi đi và tiếp nhận giữa các hệ thống. Điểm cuối API rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì 2 lý do chính:
Bảo mật
Điểm cuối API khiến hệ thống dễ bị tấn công. Việc giám sát API để ngăn tình trạng lạm dụng là rất quan trọng.
Hiệu năng
Điểm cuối API, nhất là những điểm cuối có lưu lượng truy cập cao, có thể gây ra tình trạng nghẽn mạng và ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống.
Làm thế nào để tạo API?
Việc xây dựng một API mà các nhà phát triển khác sẽ tin tưởng và muốn sử dụng đòi hỏi phải thẩm định kỹ lưỡng và nhiều công sức. Sau đây là 5 bước cần thực hiện để thiết kế API chất lượng cao:
Lên kế hoạch cho API
Thông số kỹ thuật của API, ví dụ như OpenAPI, cung cấp bản thiết kế cho API của bạn. Bạn nên dự liệu trước các tình huống sử dụng khác nhau và đảm bảo rằng API tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển API hiện hành.
Xây dựng API
Các nhà thiết kế API dựng nguyên mẫu cho API bằng mã nguyên mẫu. Sau khi đã kiểm thử nguyên mẫu, nhà phát triển có thể tùy chỉnh nguyên mẫu này theo thông số kỹ thuật nội bộ.
Kiểm thử API
Kiểm thử API tương tự như kiểm thử phần mềm và phải được thực hiện để ngăn lỗi và khiếm khuyết. Công cụ kiểm thử API có thể được sử dụng để thử nghiệm khả năng chống đỡ các cuộc tấn công mạng của API.
Lập tài liệu cho API
Mặc dù không cần giải thích gì về API, tài liệu về API đóng vai trò là hướng dẫn để nâng cao tính khả dụng. Các API được lập tài liệu đầy đủ, cung cấp các chức năng và trường hợp sử dụng đa dạng thường phổ biến hơn trong kiến trúc hướng đến dịch vụ.
Đưa API ra thị trường
Tương tự như thị trường bán lẻ trực tuyến Amazon, nhà phát triển có thể mua bán các API khác trên sàn giao dịch API. Bạn có thể niêm yết API để kiếm tiền từ nó.
Các bước tiếp theo trên AWS
Nhận ngay quyền sử dụng bậc miễn phí của AWS.
Bắt đầu xây dựng với API Gateway trên bảng điều khiển quản lý AWS.
Dịch vụ web
Dịch vụ web (tiếng Anh: web service) là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các trình duyệt mạng.[1]
Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy chủ trên nền Internet chứ không phải là các máy tính cá nhân, do vậy có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào có hỗ trợ web service và có truy cập Internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các web service sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương tiện để xem và tải nội dung.
Điều này cũng sẽ đưa các dữ liệu và các ứng dụng từ máy tính cá nhân tới các máy phục vụ của một nhà cung cấp dịch vụ web. Các máy phục vụ này cũng cần trở thành nguồn cung cấp cho người sử dụng cả về độ an toàn, độ riêng tư và khả nǎng truy nhập.
Các máy phục vụ ứng dụng sẽ là một phần quan trọng của các web service bởi vì thường thì các máy chủ này thực hiện các hoạt động ứng dụng phức tạp dựa trên sự chuyển giao giữa người sử dụng và các chương trình kinh doanh hay các cơ sở dữ liệu của một tổ chức nào đó.
Một số nhà quan sát ngành công nghiệp này cho rằng web service không thực sự là một khái niệm mới và phản ánh một phần không nhỏ khái niệm mạng máy tính vốn đã trở nên quen thuộc trong nhiều nǎm qua. Web service chủ yếu dựa trên một lời gọi thủ tục từ xa không chặt chẽ mà có thể thay thế các lời gọi thủ tục từ xa chặt chẽ, đòi hỏi các kết nối API phù hợp đang phổ biến hiện nay. Dịch vụ web sử dụng XML chứ không phải C hay C++, để gọi các quy trình.
Tuy nhiên các chuyên gia khác lại cho rằng web service là một dạng API dựa trên phần mềm trung gian, có sử dụng XML để tạo phần giao diện trên nền Java 2 (J2EE) hay các server ứng dụng .NET. Giống như các phần mềm trung gian, web service sẽ kết nối server ứng dụng với các chương trình Client.
Làm thế nào để sử dụng API?
Các bước triển khai API mới bao gồm:
Lấy khóa API. Có thể làm điều này bằng cách tạo tài khoản đã xác minh với nhà cung cấp API.
Thiết lập máy khách API HTTP. Công cụ này cho phép bạn dễ dàng tạo cấu trúc cho các yêu cầu API bằng những khóa API đã nhận được.
Nếu không có máy khách API, bạn có thể thử tự mình lập cấu trúc cho yêu cầu trong trình duyệt bằng cách tham khảo tài liệu API.
Sau khi bạn đã hài lòng với cú pháp API mới, bạn có thể bắt đầu dùng API này trong mã của mình.
Làm thế nào để bảo mật API REST?
Mọi API đều phải được bảo mật bằng phương thức xác thực và giám sát đầy đủ. Có 2 cách chính để bảo mật cho API REST:
Token xác thực
Những token này được sử dụng để cho phép người dùng thực hiện lệnh gọi API. Token xác thực kiểm tra xem thông tin nhận dạng người dùng nhập có chính xác không và họ có quyền truy cập lệnh gọi API cụ thể đó không. Ví dụ: khi bạn đăng nhập vào máy chủ email, máy khách email của bạn sẽ dùng token xác thực để bảo mật hoạt động truy cập.
Khóa API
Khóa API xác thực chương trình hoặc ứng dụng thực hiện lệnh gọi API. Các khóa này nhận dạng ứng dụng và đảm bảo khóa có quyền truy cập cần thiết để thực hiện lệnh gọi API cụ thể. Khóa API không bảo mật như token nhưng chúng cho phép giám sát API để thu thập dữ liệu về việc sử dụng. Bạn có thể nhận thấy những chuỗi ký tự và chữ số dài trong URL trình duyệt khi bạn truy cập các trang web khác nhau. Chuỗi này là một khóa API mà trang web sử dụng để thực hiện lệnh gọi API nội bộ.
API hoạt động như thế nào?
Kiến trúc API thường được giải thích dưới dạng máy chủ và máy khách. Ứng dụng gửi yêu cầu được gọi là máy khách, còn ứng dụng gửi phản hồi được gọi là máy chủ. Như vậy, trong ví dụ về thời tiết, cơ sở dữ liệu của cơ quan thời tiết là máy chủ còn ứng dụng di động là máy khách.
API hoạt động theo 4 cách khác nhau, tùy vào thời điểm và lý do chúng được tạo ra.
API SOAP
Các API này sử dụng Giao thức truy cập đối tượng đơn giản. Máy chủ và máy khách trao đổi thông đệp bằng XML. Đây là loại API kém linh hoạt được dùng phổ biến trước đây.
API RPC
Những API này được gọi là Lệnh gọi thủ tục từ xa. Máy khách hoàn thành một hàm (hoặc thủ tục) trên máy chủ còn máy chủ gửi kết quả về cho máy khách.
API Websocket
API Websocket là một bản phát triển API web hiện đại khác sử dụng các đối tượng JSON để chuyển dữ liệu. API WebSocket hỗ trợ hoạt động giao tiếp hai chiều giữa ứng dụng máy khách và máy chủ. Máy chủ có thể gửi thông điệp gọi lại cho các máy khách được kết nối, điều này khiến loại API này hiệu quả hơn API REST.
API REST
Đây là loại API phổ biến và linh hoạt nhất trên web hiện nay. Máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ dưới dạng dữ liệu. Máy chủ dùng dữ liệu đầu vào từ máy khách này để bắt đầu các hàm nội bộ và trả lại dữ liệu đầu ra cho máy khách. Hãy cùng xem xét API REST chi tiết hơn ở bên dưới.
Web services và Web API là gì?
Về khái niệm
API – Application Programming Interface, là giao diện lập trình ứng dụng, đây sẽ là không gian hỗ trợ việc tương tác giữa hai ứng dụng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ User. API sẽ cung cấp sản phẩm – dịch vụ phục vụ cho việc giao tiếp với các sản phẩm cũng như dịch vụ khác, mà không cần quan tâm đến quá trình triển khai của chúng.
Web services là một tập hợp các giao thức và tiêu chuẩn mở được sử dụng rộng rãi, phục vụ cho quá trình trao đổi dữ liệu trong các hệ thống hay ứng dụng. Các phần mềm ứng dụng được tạo ra bởi nhiều loại ngôn ngữ và có thể vận hành trên các nền tảng. Đồng thời, cho phép sử dụng các dịch vụ web nhằm mục đích trao đổi dữ liệu thông qua mạng máy tính.
Về bản chất
Mọi web services đều có thể được coi là API, nhưng tất cả API không hẳn sẽ là web services.
Khả năng giao tiếp qua mạng
API có thể hỗ trợ tối đa việc giao tiếp giữa các thiết bị, dù cho có kết nối mạng hoặc không. Còn web services cần phải sử dụng hệ thống kết nối hai hay nhiều ứng dụng trên các máy khác nhau gọi là mạng, để phục vụ cho quá trình giao tiếp.
Định dạng và kiến trúc
API hoạt động tuân thủ các thiết khác nhau, bao gồm REST, SOAP, XML-RPC hay thậm chí là JSON-RPC. Còn web services sẽ chỉ hoạt động dựa trên SOAP, bởi xu hướng an toàn và tốt hơn trong việc bảo đảm sự nguyên vẹn của dữ liệu so với các dịch vụ khác. Nếu như API có thể sử dụng bất kỳ loại ngôn ngữ nào để lưu trữ dữ liệu, thì web services thường có xu hướng sử dụng XML phục vụ cho việc mã hóa dữ liệu.
Hỗ trợ
API hỗ trợ giao thức HTTP, kèm theo URL, tiêu đề yêu cầu / phản hồi, bộ nhớ đệm, version và cả định dạng nội dung. Web services chỉ hỗ trợ giao thức HTTP.
Lưu trữ
Các API có thể được lưu trưc trong một ứng dụng hay trên IIS. Còn web services chỉ có thể được lưu trữ trên IIS.
Khả năng truy cập hạn chế
API có thể được chia thành các loại dựa trên phạm vi người dùng của chúng. Trong đó, một số cho phép các nhà phát triển xử lý chúng với sự giám sát hạn chế, số còn lại sẽ bị hạn chế đối với những khách hàng trả phí.
Còn web services chỉ có thể truy cập được đối với các đối tác đã được phê duyệt, nhờ đó chủ sở hữu web services có quyền kiểm soát tốt hơn đối với những người truy cập dữ liệu, cũng như cách họ sử dụng dịch vụ và các chức năng đi kèm.
Mã nguồn mở
API là mã nguồn mở và có thể sử dụng bởi bất kỳ người dùng nào hiểu được JSON hay XML. Web services không phải là mã nguồn mở và chỉ có thể sử dụng khi người dùng hiểu về XML.
Giờ chúng ta đã đã biết sơ lược về khác biệt giữa Web services và Web API. Hy vọng bài viết khác biệt giữa Web API và Web services sẽ cung cấp được sơ lược kiến thức cho mọi người.
P.A Việt Nam cung cấp đa dạng các Plan Hosting đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Hosting Phổ Thông
Hosting Chất Lượng Cao
Tham khảo các ưu đãi: https://www.pavietnam.vn/vn/tin-khuyen-mai/
Phân biệt API và Web service
API và Web service hoạt động như các phương tiện giao tiếp. Vậy giữa API và Web service có điểm gì khác nhau. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tải miễn phí để cùng tìm hiểu về định nghĩa và sự khác nhau giữa API và Web Service nhé.
API và Web service hoạt động như các phương tiện giao tiếp. Điểm khác biệt duy nhất giữa API và Web service chính là Web service cho sự tương tác giữa hai máy qua mạng. API hoạt động như một giao diện giữa hai ứng dụng khác nhau để chúng có thể giao tiếp với nhau.
Thông thường, “HTTP” là giao thức được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình giao tiếp. Web service sử dụng 3 chuẩn chính là SOAP, REST và XML-RPC để làm phương tiện giao tiếp. API có thể sử dụng bất kỳ phương tiện giao tiếp nào để bắt đầu tương tác giữa các ứng dụng. Ví dụ, các cuộc gọi hệ thống được gọi bằng cách làm gián đoạn bởi các kernel Linux API.
Ngoài ra các web service thường sử dụng SOAP làm giao thức để giao tiếp trao đổi bản tin và thường được sử dụng trong kiến SOA khi thiết kế ứng dụng.
Tóm lại sự khác nhau giữa API và Web Service là :
1. Tất cả Web services là APIs nhưng tất cả các APIs không phải là Web services.
2. Web services không thể thực hiện được tất cả các thao tác mà API sẽ thực hiện.
3. Một Web service sử dụng 3 chuẩn chính: SOAP, REST và XML-RPC trong quá trình giao tiếp, trong được thường lựa chọn SOAP ngược lại API có thể sử dụng bất kỳ chuẩn nào để giao tiếp.
4. Một Web service đòi hỏi luôn luôn phải có mạng để nó hoạt động nhưng API thì không cần.
5. API tạo điều kiện liên kết trực tiếp với một ứng dụng trong khi Web service thì không.
Kết luận
API là một giao diện cho phép bạn xây dựng trên dữ liệu hoặc chức năng của một ứng dụng khác, trong khi web service là một tài nguyên hoạt động trên cơ sở có mạng. Tuy nhiên thực tế thì người ta vẫn hiểu nhầm giữa web service và API.
Tham khảo: Tubean
Có khá nhiều người vẫn còn lầm tưởng web service và API là cùng một dịch vụ, những thực chất chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Vậy có cách nào để phân biệt chúng không, cùng tìm hiểu nhé!
Ưu nhược điểm của Web Service
Có lẽ đến đây, bạn cũng hiểu hơn về tầm quan trọng của Web Service trong phát triển ứng dụng phần mềm. Vậy ưu – nhược điểm của dịch vụ web này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Ưu điểm của Web Service
Web Service giúp việc liên lạc giữa các tổ chức, bộ phận dễ dàng hơn.
Các dịch vụ web giúp giải quyết các vấn đề về khả năng tương tác bằng cách cung cấp cho các ứng dụng khác nhau một cách để liên kết dữ liệu của chúng.
Các dịch vụ web giúp bạn trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau và các nền tảng khác nhau.
Nó cho phép các ứng dụng giao tiếp, trao đổi dữ liệu và các dịch vụ được chia sẻ giữa chúng.
Các dịch vụ web được thiết kế đặc biệt để sử dụng như một yêu cầu trang web và giúp bạn nhận dữ liệu.
Ưu nhược điểm của Web Service
Nhược điểm của Web Service
Web Service còn khá hạn chế về vấn đề bảo mật thông tin.
Bên cạnh việc sử dụng giao thức và mở chuẩn đơn giản thì người làm web cũng đối mặt với việc ghi nhớ khá nhiều tiêu chuẩn mở khi làm web.
Web Service yêu cầu phải được cập nhật, thay đổi thường xuyên theo xu hướng thị trường. Nếu để một thời gian dài không cập nhật, web rất dễ bị lỗi hệ thống.
👉 Xem thêm: Game Developer là gì? 7 kỹ năng cần thiết để trở thành Game Developer
GraphQL là gì?
GraphQL là ngôn ngữ truy vấn được phát triển riêng cho API. GraphQL ưu tiên việc chỉ cung cấp cho máy khách đúng dữ liệu được yêu cầu. Nó được thiết kế để khiến các API trở nên nhanh chóng, linh hoạt và thân thiện với nhà phát triển. Là giải pháp thay thế cho REST, GraphQL cung cấp khả năng truy vấn nhiều cơ sở dữ liệu, vi dịch vụ và các API với một điểm cuối GraphQL đơn lẻ cho các nhà phát triển front-end. Các tổ chức chọn xây dựng API bằng GraphQL vì ngôn ngữ này giúp họ phát triển ứng dụng nhanh hơn. Đọc thêm về GraphQL tại đây.
AWS AppSync là một dịch vụ được quản lý toàn phần giúp dễ dàng phát triển API GraphQL bằng cách xử lý phần việc nặng nhọc của việc kết nối an toàn với các nguồn dữ liệu như AWS DynamoDB, AWS Lambda, v.v. AWS AppSync có thể phân phối các bản cập nhật dữ liệu thời gian thực qua Websocket cho hàng triệu máy khách. Đối với các ứng dụng di động và web, AppSync cũng cung cấp khả năng truy cập dữ liệu cục bộ khi thiết bị ngoại tuyến. Sau khi triển khai, AWS AppSync tự động tăng và giảm quy mô công cụ thực thi API GraphQL để đáp ứng khối lượng yêu cầu API.
Tôi có thể tìm API mới ở đâu?
Có thể tìm API web mới trên các sàn giao dịch API và thư mục API. Sàn giao dịch API là những nền tảng mở, nơi bất kỳ ai cũng có thể niêm yết API để bán. Thư mục API là những kho lưu trữ được kiểm soát do chủ sở hữu thư mục quản lý. Các chuyên gia thiết kế API có thể đánh giá và kiểm thử API mới trước khi bổ sung API này vào thư mục của họ.
Một số trang web API phổ biến bao gồm:
Rapid API – Sàn giao dịch API lớn nhất trên toàn cầu với hơn 10.000 API công khai và 1 triệu nhà phát triển hoạt động trên trang web. RapidAPI cho phép người dùng trực tiếp kiểm thử API trên nền tảng trước khi quyết định mua.
Public APIs – Nền tảng này nhóm các API từ xa lại thành 40 danh mục đặc thù, giúp bạn dễ dàng duyệt xem và tìm đúng API để đáp ứng nhu cầu của mình.
APIForThat và APIList – Cả hai đều là các trang web niêm yết hơn 500 API web, cùng với thông tin chuyên sâu về cách sử dụng chúng.
Các thành phần của Web Service
Mô hình Web Service được xây dựng trên nền tảng cơ bản là XML HTTP. Do vậy, tất cả các Web Service đạt tiêu chuẩn đều gồm: SOAP; UDDI; WSDL. Vậy SOAP; UDDI; WSDL là gì?
SOAP: Giao thức truy cập đối tượng đơn giản
UDDI: Mô tả, Khám phá và Tích hợp Toàn cầu
WSDL: Ngôn ngữ mô tả Web Service
Làm thế nào để nhận dịch vụ API của Amazon?
Việc quản lý Giao diện lập trình ứng dụng là một phần quan trọng của hoạt động phát triển phần mềm hiện đại. Bạn nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng API, bao gồm các công cụ, cổng và kiến trúc vi dịch vụ cho cả người dùng bên trong và bên ngoài.
Cổng API Amazon được trang bị đầy đủ tính năng để quản lý đồng thời nhiều API một cách hiệu quả. Bạn có thể thực hiện tới 1 triệu lệnh gọi API miễn phí bằng cách đăng ký tại Cổng thông tin AWS.
AWS AppSync cung cấp quá trình thiết lập, quản lý và bảo trì API GraphQL được quản lý toàn phần với cơ sở hạ tầng phi máy chủ có độ khả dụng cao được tích hợp sẵn. Bạn chỉ trả tiền cho những gì bạn sử dụng mà không phải mất thêm phí tối thiểu hay sử dụng dịch vụ bắt buộc. Để bắt đầu, vui lòng đăng ký Bảng điều khiển AWS AppSync.
API có những loại khác nhau nào?
API được phân loại theo cả kiến trúc và phạm vi sử dụng. Chúng ta đã khám phá các loại kiến trúc API chính, vậy nên hãy cùng xem xét phạm vi sử dụng nhé.
API riêng
Đây là những API nội bộ của một doanh nghiệp và chỉ dùng để kết nối các hệ thống cũng như dữ liệu trong doanh nghiệp đó.
API công cộng
Những API này dành cho công chúng, có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai. Những loại API này có thể yêu cầu sự ủy quyền hay chi phí nào đó, hoặc không yêu cầu.
API đối tác
Những API này chỉ dành cho các nhà phát triển bên ngoài được ủy quyền để hỗ trợ những mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
API tổng hợp
Những API này kết hợp hai API khác nhau trở lên để giải quyết những yêu cầu hay hành vi phức tạp của hệ thống.
Web Service là gì? Ví dụ về Web Service
Web Service hay còn được gọi là dịch vụ web. Vậy dịch vụ web là gì? Dịch vụ web là bao gồm toàn bộ các giao thức, tiêu chuẩn mở được dùng trong việc liên kết dữ liệu giữa các phần mềm ứng dụng khác nhau. Web Service được dùng là cầu nối trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm ứng dụng được xây dựng từ các ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Một ví dụ về Web Service chính là web xử lý đơn đặt hàng và quản lý tài khoản của nhân viên trong các công ty, doanh nghiệp. Nhân viên của công ty sẽ sử dụng ứng dụng khách để tạo tài khoản mới và nhập các đơn đặt hàng của khách hàng mới. Logic xử lý thông tin hệ thống được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. Bộ xử lý thông tin sẽ dùng máy Solaris và sẽ có tương tác với dữ liệu nhằm mục đích lưu lại các thông tin. Các bước để thực hiện trên Web Service như sau:
Thông tin đăng ký và chương trình khách hàng được gộp vào thông báo SOAP.
Thông báo SOAP sẽ được gửi bằng yêu cầu HTTP POST đến dịch vụ web.
Dịch vụ web giải nén yêu cầu SOAP và chuyển đổi thành lệnh trên ứng dụng.
Ứng dụng xử lý thông tin và phản hồi cho khách hàng.
Sau đó, dịch vụ web sẽ phản hồi một SOAP khác và gửi lại chương trình khách để phản hồi lại yêu cầu HTTP của nó.
👉 Xem thêm: Lập trình viên là gì? Làm thế nào để trở thành một lập trình viên?
Sự khác nhau giữa Web Service vs API
API là một giao diện phần mềm cho phép hai ứng dụng tương tác với nhau mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của người dùng. API cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ để giao tiếp với các sản phẩm và dịch vụ khác mà không cần biết cách chúng được triển khai. Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa Web Service vs API . Để giúp bạn, hiểu rõ sự khác nhau cơ bản giữa Web Service vs API, hãy tham khảo sau nhé:
Web Service
API
Tất cả các dịch vụ web đều là API.
API không phải là dịch vụ web.
Web Service hỗ trợ XML.
Các phản hồi được định dạng thành XML, JSON hoặc bất kỳ định dạng cụ thể nào khác.
Web Service cần sự hỗ trợ của giao thức SOAP để gửi hoặc nhận và dữ liệu qua mạng nên kiến trúc trọng lượng khá nặng.
API có kiến trúc trọng lượng nhẹ.
Sử dụng bởi khách hàng nào hiểu XML.
Sử dụng bởi một khách hiểu JSON hoặc XML.
Dịch vụ web chỉ sử dụng REST, SOAP và XML-RPC để giao tiếp.
API có thể được sử dụng cho bất kỳ kiểu giao tiếp nào.
Nó chỉ cung cấp hỗ trợ cho giao thức HTTP.
Nó cung cấp hỗ trợ cho giao thức HTTP / s: URL Request / Response Headers, v.v.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Web Service dành cho những ai chưa biết. Đây là một dịch vụ web vô cùng cần thiết khi bạn muốn chuyển đổi mọi ứng dụng sang dạng web. Hy vọng với những thông tin trên này, bạn đã có thêm hiểu biết về Web Service.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Lập trình hệ thống
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Tổng đài: (028) 7303 6066
Vào Quản lý
Các ứng dụng được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau hay được chạy dựa trên các nền tảng khác nhau. Tính linh hoạt này được phát triển nhờ vào các Web service cho phép mọi thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua internet. Vậy Web service là gì mà lại có những tính năng hoàn hảo như vậy? Hãy cùng BKHOST tìm kiếm các thông tin ở bài viết dưới đây.
Thuật ngữ dịch vụ web hay web services rất phổ biến trong thị trường công nghệ như dịch vụ web của Amazon, dịch vụ web của Google hay Google Cloud Platform. Không chỉ dừng lại ở tính năng sẵn có, các nhà cung cấp đã phát triển các nhu cầu về ứng dụng và làm cho các dịch vụ web ngày càng trở nên mới và đa dạng hơn.
Quá trình thử nghiệm dịch vụ web cũng gặp một số vấn đề nan giải vì các ứng dụng hoạt động phụ thuộc vào hệ điều hành và việc di chuyển giữa các máy chủ – đám mây cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, API cho phép nhà phát triển web tích hợp các chức năng nâng cao vào ứng dụng nhằm hỗ trợ hiệu suất hoạt động tốt hơn.
Web services – dịch vụ website đóng vai trò là các giao thức tiêu chuẩn hoá HTTP/HTTPS cho phép tương tác, giao tiếp và trao đổi thông tin dữ liệu chính là XML của các phần mềm hay ứng dụng trên internet.
Web services là một ứng dụng hoạt động độc lập được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau cho phép máy chủ và máy khách dễ dàng giao tiếp thông qua trao đổi dữ liệu trên internet. Ngoài ra, dịch vụ web còn được tích hợp với SOA giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.
Dịch vụ web có các đặc điểm như có sẵn trên các mạng và internet, hệ thống nhắn tin XML tiêu chuẩn hoá, là dịch vụ hoạt động độc lập và tự mô tả thông qua ngôn ngữ XML chuẩn,…
Đối với các ứng dụng cũng được dịch vụ web hỗ trợ giao tiếp với nhau thông qua HTML, XML gắn thẻ dữ liệu, WSDL mô tả khả năng truy cập, SOAP chuyển thông báo hay một số tiêu chuẩn mở khác.
Ví dụ: Một số ứng dụng như java, .net hoặc PHP có thể dễ dàng giao tiếp với các ứng dụng khác thông qua dịch vụ web bằng các ngôn ngữ độc lập.
Dịch vụ web được ứng dụng vào kinh doanh cho phép rút ngắn thời gian phát triển và thông qua các cơ sở hạ tầng đơn giản hóa mang đến ROI cao hơn và hiệu quả hơn.
Các Web services được sử dụng nhiều như XML-RPC, UDDI, SOAP và REST:
Các Web service SOAP và REST đều cung cấp những tính năng khác nhau phục vụ những nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ: Dịch vụ web REST cung cấp tính năng cho phép rút ngắn thời lượng hoạt động của các yếu tố. Còn dịch vụ web SOAP nghiêng về tính năng thiết lập dịch vụ với nhiều phương pháp khác với CRUD.
Một số công ty thương mại hàng đầu như Amazon và eBay hay các tổ chức khác đã lựa chọn sử dụng cả hai dịch vụ web REST và SOAP vì nhu cầu sử dụng được nhiều chức năng hơn.
RESTful hay REST – viết tắt của Representational State Transfer là một kiểu kiến trúc đại diện cho một đối tượng duy nhất bất kỳ. Dịch vụ này sử dụng HTTP cho phép định vị các phương thức như HTTP: GET, POST, PUT hoặc DELETE. Dịch vụ này có thể cung cấp hướng dịch vụ CRUD đơn giản hoá và thân thiện với người dùng. Tuy nhiên đây là một dịch vụ không tiêu chuẩn vì sử dụng giao thức kết nối Point-to-point.
SOAP viết tắt của Simple Object Access Protocol là giao thức truy cập cơ bản cho phép trao đổi dữ liệu thông qua XML hay HTTP/SMTP. Đặc biệt SOAP phân phối các mô hình dịch vụ web bằng cách sử dụng tài liệu WSDL và đảm bảo tiêu chuẩn về bảo mật cũng như địa chỉ giao tiếp. Loại dịch vụ này rất thân thiện với người dùng và có nhiều tiêu chuẩn hơn. Tuy nhiên thì phần mã hóa phức tạp gây khó khăn trong việc thiết lập và phát triển.
Hầu hết các dịch vụ web đều cung cấp một API cho phép truy xuất dữ liệu thông qua các lệnh. Vì thế, các dịch vụ web có thể là API nhưng không phải API nào cũng được xem là dịch vụ web.
Ví dụ: API của Twitter cho phép nhà phát triển truy cập các tweet từ máy chủ và hỗ trợ thu thập các dữ liệu ở định dạng JSON.
API và dịch vụ web đều truy cập thông qua HTTP/HTTPS cho phép nhà cung cấp và khách hàng có thể giao tiếp với nhau và sử dụng một hàm gọi để xử lý dữ liệu và nhận phản hồi.
API:
Web service:
Ngày nay các Web Services vẫn luôn được phát triển về kỹ thuật và khả năng tương thích với nhiều hệ thống khác nhau giúp giải quyết các vấn đề về trao đổi dữ liệu và định dạng. Thông qua bài viết này chúng tôi đã đem đến cho bạn chi tiết về dịch vụ web và hy vọng bạn đã phần nào hiểu được về các dịch vụ này.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan tới mạng hoặc đang muốn lắp đặt, xây dựng hệ thống mạng cho công ty của mình, hãy để lại bình luận ở bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Mua tên miền .VN tại BKHOST
Giá chỉ từ 750k/năm. Kiểm tra tên miền .VN đẹp và đăng ký ngay hôm nay!
Các loại APIs: Web và Web Service
API (Giao diện lập trình ứng dụng) được các developer tận dụng để xây dựng thêm chức năng cho ứng dụng một cách dễ dàng hơn mà không phải tự viết lại tất cả code. Các API cho phép truy cập dữ liệu từ các ứng dụng khác – ví dụ như quảng cáo ở sidebar: một request được gửi đến API tương ứng và phản hồi thành công sẽ bao gồm dữ liệu liên quan đến quảng cáo, dữ liệu này sau đó có thể được hiển thị cho người dùng trên trang web.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ không giải thích về API mà tập trung vào phân loại các API khác nhau, các trường hợp sử dụng tương ứng trong các ứng dụng khác nhau.
Web API
Web API là một giao diện phần mềm (software interface) cho phép hai ứng dụng tương tác với nhau mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của người dùng. Có bốn loại Web API chính, Open API, Partner API, Internal API và Composite API.
Open API – hay còn gọi là Public API, không có hạn chế về người có thể truy cập vì chúng được cung cấp công khai. Đặc điểm của Open API là dễ sử dụng và và sử dụng bởi nhiều ứng dụng khách khác nhau.
Partner API – developer cần các quyền hoặc giấy phép (licenses) cụ thể để truy cập Partner API vì chúng không được cung cấp cho tất cả mọi người. Thông tin về Partner API thường hiển thị trên developer portal API, từ đó các developer có thể biết được cách để truy cập chúng. Open API là hoàn toàn mở, nhưng Partner API liên quan đến quá trình xác thực cụ thể để được phép truy cập.
Internal API – hay còn gọi là Private API, API loại này chỉ được cung cấp trong các hệ thống nội bộ. Trường hợp sử dụng chính cho Internal API là nội bộ trong một công ty. API nội bộ được sử dụng giữa các nhóm khác nhau của công ty để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
Composite API – API loại này kết hợp các API dịch vụ và dữ liệu khác nhau. Chức năng của Composite API được đặc trưng bởi một chuỗi các tác vụ chạy đồng bộ. Công dụng chính của API tổng hợp là để tăng tốc quá trình thực thi cũng như cải thiện hiệu suất cho listeners trong web interface.
Web Service – Dịch vụ Web
Ngoài bốn API web chính này còn có các dịch vụ web. Dịch vụ web là một phần mềm hoặc hệ thống sử dụng địa chỉ (URL trong trường hợp của World Wide Web) để cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ. Nó là một tập hợp các giao thức và tiêu chuẩn mở được sử dụng rộng rãi để trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống hoặc ứng dụng.
Các dịch vụ web phổ biến nhất là SOAP, XML-RPC, JSON-RPC và REST.
SOAP – (Simple Object Access Protocol) sử dụng XML làm định dạng truyền dữ liệu. Chức năng chính là chuẩn hóa cấu trúc của các phương thức và thông điệp của giao tiếp – thông điệp request và response cũng như cấu trúc của payloads dựa trên định dạng dữ liệu XML. So với các API dịch vụ web khác (chẳng hạn như REST), SOAP kém linh hoạt hơn, nhưng nhiều người thích cách kiểm soát kiểu dữ liệu, cấu trúc và tiêu chuẩn của API này. SOAP được sử dụng bởi cả Private API và public API như một interface.
XML-RPC – (Extensible Markup Language) giao thức này sử dụng định dạng XML cụ thể để truyền dữ liệu, trong khi SOAP sử dụng định dạng XML được quy định và chuẩn hóa. XML-RPC đơn giản hơn nhiều so với SOAP và sử dụng băng thông tối thiểu. XML-RPC sử dụng cách gọi procedure từ xa bằng HTTP để truyền tải và XML để mã hóa. Nó được thiết kế để đơn giản nhất có thể trong khi vẫn cho phép các cấu trúc dữ liệu phức tạp được truyền, xử lý và trả về.
JSON-RPC – (JavaScript Object Notation) Tương tự như XML-RPC, giao thức này sử dụng định dạng JSON để truyền dữ liệu thay vì XML. Định dạng này tuân theo các tiêu chuẩn mở các quy ước được biết đến rộng rãi, JSON tập trung vào các ứng dụng web giúp tăng năng suất và tận dụng lợi thế của các công cụ hỗ trợ. Một ưu điểm của JSON API là giảm số lượng request và lượng dữ liệu được truyền giữa máy chủ và máy khách.
REST – (Representational State Transfer) không giống như các dịch vụ web khác, REST không phải là một giao thức, nó là một tập hợp các nguyên tắc hoặc các hạn chế về mặt kiến trúc. Dịch vụ REST yêu cầu một số đặc điểm nhất định, dễ dàng xác định trong request. Khi một RESTful client request được thực hiện, REST API truyền tải một biểu diễn trạng thái của tài nguyên được yêu cầu tới endpoint. Biểu diễn này có thể được chuyển đến ở một trong số các định dạng thông qua HTTP – JSON, HTML, Python, văn bản thuần túy, PHP hoặc XLT. JSON là phổ biến nhất vì nó có thể được đọc bởi cả máy và người. Ngoài ra, các tiêu đề và tham số rất quan trọng đối với các method của HTTP RESTful API request.
Có khá nhiều người vẫn còn lầm tưởng web service và API là cùng một dịch vụ, những thực chất chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Vậy có cách nào để phân biệt chúng không, cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về API
API – Application Programming Interface, được xem như giao diện lập trình ứng dụng, bao gồm tập hợp các quy ước giao tiếp cũng như các chương trình con được sử dụng bởi các chương khác nhau và khiến chúng có thể giao tiếp được với nhau.
Nhà phát triển có thể tận dụng các công cụ khác nhau trong API, nhằm khiến chương trình khi hoàn thiện có thể trở nên ít phức tạp hơn.
API còn có thể được ứng dụng trong nhiều dạng khác nhau, cụ thể như database system, computer hardware, web-base system, operating system, or software library.
Với mỗi bộ API phục vụ trên các hệ điều hành khác nhau, chúng sẽ thực hiện một chức năng nhất định riêng và hoàn toàn không có sự tương thích.
API REST là gì?
REST là từ viết tắt của Chuyển trạng thái đại diện. REST xác định một tập hợp các hàm như GET, PUT, DELETE, v.v. mà máy khách có thể dùng để truy cập vào dữ liệu của máy chủ. Máy khách và máy chủ trao đổi dữ liệu qua giao thức HTTP.
Tính năng chính của API REST là tính không trạng thái. Tính không trạng trái nghĩa là máy chủ không lưu dữ liệu của máy khách giữa các yêu cầu. Các yêu cầu mà máy khách gửi cho máy chủ tương tự như URL mà bạn nhập vào trình duyệt để truy cập vào trang web. Phản hồi từ máy chủ là dữ liệu thuần chứ không được kết xuất thành đồ họa như thường thấy trên trang web.
Tìm hiểu về web service
Web service hay còn được gọi là dịch vụ web, nó bao gồm các loại giao thức, tiêu chuẩn mở thường được sử dụng trong việc kết nối dữ liệu giữa các phần mềm ứng dụng với nhau.
Web service đóng vai trò như “chiếc cầu nối” hỗ trợ quá trình trao đổi dữ liệu giữ những phần mềm được xây dựng bởi các ngôn ngữ lập trình khác nhau diễn ra một cách thuận lợi.
Mô hình web service được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản là XML HTTP. Thế nên, một web service đạt chuẩn chất lượng, thường sẽ bao gồm các yếu tố sau:
SOAP – Giao thức truy cập đối tương đơn giản.
UDDI – Mô tả, khám phá và tích hợp toàn cầu.
WSDL – Ngôn ngữ được dùng để mô tả web service.
Tìm hiểu về web service
Web service hay còn được gọi là dịch vụ web, nó bao gồm các loại giao thức, tiêu chuẩn mở thường được sử dụng trong việc kết nối dữ liệu giữa các phần mềm ứng dụng với nhau.
Web service đóng vai trò như “chiếc cầu nối” hỗ trợ quá trình trao đổi dữ liệu giữ những phần mềm được xây dựng bởi các ngôn ngữ lập trình khác nhau diễn ra một cách thuận lợi.
Mô hình web service được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản là XML HTTP. Thế nên, một web service đạt chuẩn chất lượng, thường sẽ bao gồm các yếu tố sau:
SOAP – Giao thức truy cập đối tương đơn giản.
UDDI – Mô tả, khám phá và tích hợp toàn cầu.
WSDL – Ngôn ngữ được dùng để mô tả web service.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dịch vụ web.
Wikiversity tiếng Anh có tài liệu giáo dục và khoa học kỹ thuật về:
Dịch vụ web
Messaging Design Pattern Lưu trữ 2018-10-09 tại Wayback Machine documentation at SOA Patterns
The Web Services Activity page at W3C
Web Services Architecture, the W3C Working Group Note (ngày 11 tháng 2 năm 2004)
Investigating Web Services on the World Wide Web Lưu trữ 2021-04-10 tại Wayback Machine, the analysis presented at the The Web Conference conference
Guide to Secure Web Services (SP 800-95) at Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia (Hoa Kỳ)
Web Services là một đột phá mới trong ngành phát triển phần mềm. Nó đã mở ra một hướng đi mới cho việc phát triển công nghệ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của Web Services. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc Web Service là gì? Nó có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng tham khảo nhé!
Mục lục
API web là gì?
API Web hoặc API Dịch vụ web là một giao diện xử lý ứng dụng giữa máy chủ web và trình duyệt web. Mọi dịch vụ web đều là API nhưng không phải tất cả API đều là dịch vụ web. API REST là một loại API Web đặc biệt sử dụng phong cách kiến trúc tiêu chuẩn được giải thích ở trên.
Việc tồn tại các thuật ngữ khác nhau xoay quanh API – như API Java hoặc API dịch vụ – là do về mặt lịch sử, API được tạo ra trước mạng lưới toàn cầu. Các API web hiện đại là API REST và các thuật ngữ này có thể được dùng thay thế cho nhau.
Làm thế nào để viết tài liệu API?
Viết tài liệu API hoàn thiện là một phần của quy trình quản lý API. Có thể tự động tạo tài liệu API bằng các công cụ hoặc viết thủ công. Một số phương pháp tốt nhất bao gồm:
Viết nội dung giải thích bằng tiếng Anh đơn giản, dễ đọc. Tài liệu do các công cụ tạo ra có thể dài dòng và cần được chỉnh sửa.
Dùng mã mẫu để giải thích chức năng.
Duy trì tính chính xác và cập nhật của tài liệu.
Viết theo phong cách dành cho người mới bắt đầu
Đề cập đến mọi vấn đề mà API có thể giải quyết cho người dùng.
Phân biệt web service và API
Nhìn chung, web service và API đều là hai phương thức hỗ trợ cho quá trình giao tiếp.
Theo những người có kinh nghiệm làm việc với web serviec và API, thì giữa chúng chỉ tồn tại điểm khác biệt chính là về mục đích hoạt động, cụ thể được thể hiện qua những yếu tố sau:
Web service được xem như một tài nguyện hoạt động dựa trên cơ sở của nền tảng mạng, còn API lại là một giao diện cho phép người dùng xây dựng với sự hỗ trợ của dữ liệu hay chức năng của một ứng dụng khác.
Nếu như web service sử dụng SOAP, REST và XML-RPC làm phương tiện giao tiếp, thì API có thể tận dụng bất kỳ các phương tiện giao tiếp để triển khai việc tương tác giữa các ứng dụng.
Hầu hết các web service đều là API, nhưng API lại không phải và web service.
Web service chỉ hỗ trợ cung cấp cho giao thức HTTP, còn API lại có thể hỗ trợ cho cả giao thức HTTP/s: URL Request / Response Headers…
Web service hỗ trợ mỗi XML, còn API hỗ trợ cho cả XML và JSON.
Web service có thể lưu trữ trên IIS, còn API lại có thể lưu trữ trên IIS và chính nó.
Web service không phải mã nguồn mở, nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ người nào hiểu được XML, API là một Open source và được cung cấp kèm theo Framework .NET.
Web service có thiết kế nặng, khi sử dụng cần sự hỗ trợ của quy ước SOAP, để gửi hoặc nhận dữ liệu qua hệ thống. Trái lại, API có kiến trúc mỏng nhẹ, phù hợp với các thiết bị có dung lượng truyền dẫn hạn chế, ví dụ như các thiết bị Smartphone.
Ngày đăng: 10/01/2023 | 1 phản hồi
Ngày cập nhật: 10/01/2023
Ngày nay, bạn không thể đề cập đến thuật ngữ “Web Service” mà không gợi lên ngay lập tức các tham chiếu đến Web Service của Amazon hoặc Web Service của Google, Google Cloud Platform. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những tiến bộ công nghệ của nó, các quy trình và thử nghiệm Web Service vẫn là những khái niệm phức tạp.
Vậy Web Service là gì? Khái niệm này có vai trò như thế nào? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Đầu tiên, Web Service là gì? Web Service hay dịch vụ web một loại phần mềm Internet sử dụng các giao thức nhắn tin được tiêu chuẩn hóa và được cung cấp từ máy chủ web của nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng để khách hàng hoặc các chương trình dựa trên web khác sử dụng.
Các Web Service có thể bao gồm từ các dịch vụ chính như quản lý lưu trữ hoặc quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cho đến các dịch vụ hạn chế hơn nhiều như cung cấp báo giá chứng khoán hoặc kiểm tra giá thầu cho một mặt hàng đấu giá. Thuật ngữ này đôi khi còn được gọi là dịch vụ ứng dụng.
Người dùng có thể truy cập một số Web Service thông qua sắp xếp ngang hàng thay vì truy cập vào máy chủ trung tâm. Một số dịch vụ có thể giao tiếp với các dịch vụ khác. Việc trao đổi thủ tục và dữ liệu này thường được kích hoạt bởi một loại phần mềm được gọi là phần mềm trung gian.
Sự phát triển của các Web Service xảy ra khi tất cả các nền tảng chính đều có thể truy cập internet, nhưng các nền tảng khác nhau không thể tương tác với nhau. Các Web Service đã có thể đưa các nền tảng lên một tầm cao mới bằng cách xuất bản các chức năng, thông báo, chương trình hoặc đối tượng lên phần còn lại của internet.
Đọc thêm: Bitbucket là Gì? Biết Tuốt Về Bitbucket
Có một số loại Web Service phổ biến bao gồm:
Sơ đồ dưới đây mô tả một phiên bản rất đơn giản về cách một Web Service hoạt động. Máy khách sẽ yêu cầu gửi một chuỗi các cuộc gọi dịch vụ web đến một máy chủ lưu trữ dịch vụ web thực tế.
Các cuộc gọi thủ tục từ xa (Remote procedure calls) là những gì được sử dụng để thực hiện các yêu cầu này. Các cuộc gọi đến các phương thức được lưu trữ bởi Web Service có liên quan được gọi là Các cuộc gọi thủ tục từ xa (RPC). Ví dụ: Flipkart cung cấp dịch vụ web hiển thị giá cho các mặt hàng được cung cấp trên Flipkart.com. Giao diện người dùng hoặc lớp trình bày có thể được viết bằng .Net hoặc Java, nhưng Web Service có thể được giao tiếp bằng một trong hai ngôn ngữ lập trình.
Dữ liệu được trao đổi giữa máy khách và máy chủ, là XML, và là phần quan trọng nhất của thiết kế Web Service. XML (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) là một ngôn ngữ trung gian đơn giản được hiểu bởi nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Nó là một bản sao của HTML. Khi các chương trình giao tiếp với nhau, chúng sử dụng XML. Điều này tạo ra một nền tảng chung cho các ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để giao tiếp với nhau.
Để truyền dữ liệu XML giữa các ứng dụng, các dịch vụ web sử dụng SOAP (Giao thức truy cập đối tượng đơn giản). Dữ liệu được gửi bằng HTTP tiêu chuẩn. Thông báo SOAP là dữ liệu được gửi từ Web Service đến ứng dụng. Một tài liệu XML là tất cả những gì chứa trong một thông báo SOAP.
XML và HTTP là nền tảng Web Service cơ bản nhất. Các thành phần sau được sử dụng bởi tất cả các Web Service điển hình:
SOAP là viết tắt của “Giao thức truy cập đối tượng đơn giản”. Nó là một giao thức nhắn tin vận chuyển độc lập. SOAP được xây dựng dựa trên việc gửi dữ liệu XML dưới dạng Thông báo SOAP. Một tài liệu được gọi là tài liệu XML được đính kèm với mỗi thư. Chỉ có cấu trúc của tài liệu XML, không phải nội dung và tuân theo một mẫu. Điều tốt nhất về các Web Service và SOAP là mọi thứ được gửi qua HTTP – giao thức web tiêu chuẩn.
UDDI là một tiêu chuẩn để chỉ định, xuất bản và khám phá các dịch vụ trực tuyến của nhà cung cấp dịch vụ. Nó cung cấp một đặc điểm kỹ thuật hỗ trợ lưu trữ dữ liệu thông qua các Web Service. UDDI cung cấp một kho lưu trữ nơi các tệp WSDL có thể được lưu trữ để ứng dụng khách có thể khám phá tệp WSDL để tìm hiểu về các hành động khác nhau mà Web Service cung cấp. Do đó, ứng dụng khách sẽ có toàn quyền truy cập vào UDDI, đóng vai trò là cơ sở dữ liệu cho tất cả các tệp WSDL.
Cơ quan đăng ký UDDI sẽ giữ thông tin cần thiết cho dịch vụ trực tuyến, giống như danh bạ điện thoại, chúng bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại của một cá nhân nhất định.
Nếu không tìm thấy Web Service, thì không thể sử dụng dịch vụ của nó. Máy khách gọi Web Service phải biết vị trí của Web Service. Ngoài ra, ứng dụng khách phải hiểu Web Service làm gì để gọi đúng Web Service. WSDL, hoặc ngôn ngữ mô tả Web Service, được sử dụng để thực hiện điều này. Tệp WSDL là một tệp dựa trên XML khác, có nhiệm vụ giải thích chức năng của Web Service đối với ứng dụng khách. Ứng dụng khách sẽ có thể hiểu được vị trí của Web Service và cách sử dụng dịch vụ đó bằng cách sử dụng tài liệu WSDL.
Ưu điểm của Web Service:
Những thách thức của Web Service: Khi các Web Service phát triển, các mối quan tâm bao gồm nhu cầu tổng thể về băng thông mạng và đối với bất kỳ dịch vụ cụ thể nào, ảnh hưởng đến hiệu suất khi nhu cầu đối với dịch vụ đó tăng lên. Một số sản phẩm mới đã xuất hiện cho phép các nhà phát triển phần mềm tạo hoặc sửa đổi các ứng dụng hiện có có thể được xuất bản dưới dạng ứng dụng dựa trên web.
Các Web Service và API thường bị nhầm lẫn với nhau, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì chúng có một số điểm chung nhất định. Hầu hết các Web Service đều cung cấp một API, với tập hợp các lệnh và chức năng của nó, được sử dụng để truy xuất dữ liệu. Đây là một ví dụ: Twitter cung cấp API cho phép nhà phát triển truy cập các tweet từ máy chủ, sau đó thu thập dữ liệu ở định dạng JSON.
Nhưng đây là điều cần lưu ý: Tất cả các Web Service đều có thể là API, nhưng không phải tất cả các API đều có thể là Web Service. Sự khác biệt giữa API và Web Service:
Điểm tương đồng giữa API và Web Service:
Các Web Service được sử dụng cho nhiều ứng dụng, nhưng phổ biến nhất là sử dụng lại mã và kết nối các chương trình hiện có.
Phương pháp Web Service có thể giúp các nhà phát triển phân đoạn các ứng dụng thành các thành phần có thể được sử dụng và tái sử dụng cho các nhu cầu khác nhau. Ví dụ: nhiều chương trình có thể cần một công cụ chuyển đổi hoặc chức năng báo cáo. Điều này có thể thực hiện được nhờ các giao thức truyền thông phổ biến của Web Service.
Ngoài ra, các Web Service có thể được sử dụng để liên kết dữ liệu giữa các nền tảng khác nhau. Vì tất cả các ứng dụng có thể bao gồm một thành phần Web Service, điều này có thể biến bất kỳ chương trình cụ thể thành một chương trình có thể tương tác hoàn toàn.
Kết luận
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu Web Service là gì và những thông tin cơ bản về dịch vụ web. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về Web Service. Nếu hứng thú với các nội dung tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị hơn nữa trên Blog của Glints nhé!
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?
Bài viết cơ bản, rất hay!
Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại GlintsNền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á
Tiện ích tích hợp API là gì?
Tiện ích tích hợp API là các thành phần phần mềm tự động cập nhật dữ liệu giữa máy khách và máy chủ. Một số ví dụ về tiện ích tích hợp API bao gồm khi dữ liệu tự động đồng bộ với đám mây từ thư viện hình ảnh trong điện thoại của bạn hoặc máy tính xách tay của bạn tự động đồng bộ ngày giờ khi bạn đến một múi giờ khác. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chúng để tự động hóa nhiều chức năng của hệ thống một cách hiệu quả.