GIF: The Graphic Interchange Format
Chắc hẳn ở đây ai cũng đã từng nghe đến và xem qua hệ ảnh “ngố” nhất mạng internet – định dạng GIF (Graphics Interchange Format).
Định dạng GIF là một kiểu bitmap, nhưng không như JPEG hay PNG, file GIFbị giới hạn trong chỉ 256 màu sắc. Về cơ bản, mỗi hình ảnh GIF chứa một “hộp bút chì màu” đã định sẵn và hoàn toàn không có cách nào để trộn lẫn những màu này để cho ra màu mới cả.
GIF hiển nhiên là sự lựa chọn không phù hợp với hình ảnh có hệ màu rộng, nhưng con số 256 màu này sẽ rất hữu dụng khi bạn muốn kích thước file thật bé, lý tưởng cho người dùng internet cho tốc độ chậm chạp. Trong nhiều năm, GIF là lựa chọn duy nhất cho hình ảnh bán trong suốt trên web cho đến khi PNG và SVG xuất hiện.
Xếp loại: Lossless (Không giảm chất lượng sau mỗi lần export)
Sử dụng trong:
- Hoạt ảnh đơn giản
- Icon nhỏ
- Hình ảnh ít chênh màu giữa từng pixel (hình ảnh màu đơn như logo hoặc lá cờ chẳng hạn)
SVG
Không như ba định dạng bên trên, SVG (Scalable Vector Graphics) không phải là dạng ảnh thuần bitmap. Mà thay vào đó là dạng vector – người anh em gần với định dạng Adobe Illustrator và EPS – dạng dữ liệu ảnh ngày càng hấp dẫn cho thiết kế web và UI.
SVG phù hợp nhất cho việc hiển thị logo, icon, map, flag, chart và các dạng graphic khác trong các ứng dụng gốc vector như Illustrator, Sketch, và Inkscape. Khi được viết theo markup gốc XML, file SVG của bạn sẽ có thể được edit trong mọi text editor và được modify bằng JavaScript hoặc CSS. Vì có thể giữ lại chất lượng ở mọi kích thướng ảnh, vector rất lý tưởng cho thiết kế responsive.
Tuy SVG về bản chất là dạng vector, nhưng bạn vẫn có thể (thậm chí còn rất thường thấy) embed thành phần hình ảnh bitmap ngay trong fiel SVG – giống y như cách bạn embed JPEGs vào HTML.
Bạn có thể làm được điều này bằng cách liên kết URL nguồn ảnh (giống cách bạn link JPG lên webpage) hoặc bằng cách chuyển đổi hình ảnh pixel sang dạng Data URI. Như bạn thấy, SVG nhờ điểm này mà có được sức mạnh và sự linh hoạt không sao bì được.
Dù SVG giúp hình ảnh của bạn trông đẹp tuyệt trên web, nó vẫn chưa thể trở thành format cho ‘mọi người mọi nhà’ dùng cho hoạt động chia sẻ của mình.
Khi bắt gặp định dạng SVG, các dịch vụ trực tuyến như WordPress, Flickr, Medium, Tumblr, and Facebook hoặc sẽ buộc bạn chuyển đổi sang format mà họ thích, hoặc – thường thấy hơn – không cho bạn upload file SVG luôn. Một số page host file SVG nổi tiếng có svgur.com, imgh.us và thậm chí là cả Github.
Xếp loại: Vector/Lossless
Sử dụng trong:
- Logos và graphics dùng cho web design
- Thiết bị hiển thị chuẩn retina
Nén tệp hình ảnh
PNG là loại tệp nén không mất dữ liệu. Thông qua bộ lọc và mã hóa, các dữ liệu ảnh được tập hợp hiệu quả và cho phép nén với chất lượng hiển thị gần như ảnh gốc. Thế nhưng so với nén mất dữ liệu, kích thước tệp PNG vẫn là con số rất lớn.
Ngược lại, JPEG sử dụng nén mất dữ liệu, hoạt động trên nguyên lý lấy một lượng trung bình thông tin màu sắc và loại bỏ các dữ liệu lặp lại. Do vậy, kích thước tệp nhỏ hơn rất nhiều.
Nhưng ngược lại, chúng có một nhược điểm lớn: một số màu sắc trong bức ảnh không được hiển thị, các chi tiết nhỏ bị mất và một số yếu tố gây nhiễu xuất hiện. Nghe thật tồi tệ nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu bạn xem kỹ từng pixel ảnh. Và người dùng – vốn có thời gian chú ý rất ngắn, thường sẽ không để ý quá chi tiết hình ảnh website.
Xem thêm: Tối ưu hình ảnh như thế nào để SEO ngon lành nhất?
PNG và JPG – thế hệ con của GIF
PNG cho chất lượng cao và màu sắc sống động
PNG – Portable Networks Graphics – là một định dạng tệp dựa trên raster. Với khả năng cung cấp 24 bit màu sắc vượt trội (so với 8 bit trước đây của GIF), nó được coi là bước tiến ngoạn mục vào thời điểm giữa những năm 90. Định dạng này cung cấp đa dạng màu sắc với độ phân giải cao thông qua nén không mất dữ liệu.
Ngày nay, PNGs có thể hoạt động với 48, thậm chí là 64 bit và và trở thành một định dạng cực kỳ phổ biến. Rất dễ để tìm thấy những hình ảnh website có định dạng PNG hiển thị với chất lượng cao.
JPG với kích thước tệp nhỏ hơn
Giống như PNG, JPG hiện cũng rất phổ biến và được sử dụng nhiều để định dạng hình ảnh website. JPEG (hay JPG) là viết tắt của Joint Photographic Experts Group – ra đời trước cả PNG. Không giống PNG, JPG sử dụng loại nén mất dữ liệu nhằm giảm kích thước tệp đáng kể so với kích thước cũ.
JPG tốt hơn GIFs? Chắc chắn là vậy. Bạn có thể chụp những bức ảnh với chất lượng cao và nén chúng về kích thước nhỏ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng độ phân giải.
Xem thêm: Kích thước chuẩn cho các dạng hình ảnh đăng tải trên Facebook
Sự khác nhau giữa PNG, JPG và GIF
Đầu tiên, bạn nên hiểu cơ bản về mỗi loại định dạng hình ảnh – đặc điểm, cách sử dụng từ đó sẽ có được lựa chọn chính xác nhất.
JPG là gì?
JPG hay JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group, đây là định dạng hình ảnh chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – những người thích chia sẻ tác phẩm của mình trên internet. JPG được ưa thích vì nó có thể nén các chi tiết và dữ liệu dư thừa trong các bức ảnh có độ nét cao. Vì thế nên dù có kích thước nhỏ hơn nhưng chất lượng của các bức ảnh JPG không bị suy giảm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn đã nén ảnh với JPG thì sẽ không thể khôi phục về trạng thái gốc được nữa.
Do sử dụng phương pháp chia ảnh thành nhiều khu vực nhỏ nên JPG sẽ gặp một số vấn đề ở những khu vực có độ tương phản cao. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi bạn làm việc với các văn bản, biểu tượng và một vài thứ tương tự. Ngay cả với những bức ảnh có độ nét cao, khi zoom lên sẽ thấy một vệt đen chạy dọc theo các cạnh thẳng tại các vị trí tương phản.
Và nếu file được lưu lại nhiều lần thì chất lượng hình ảnh khi phóng to sẽ còn giảm nặng nề hơn. Trong trường hợp này, đường lưới màu sắc ở giữa các cạnh sẽ xuất hiện rõ hơn và khu vực xung quanh vùng tương phản cũng sẽ bị bóp méo.
Nếu bạn thường tải ảnh trên mạng, hãy lưu nó với định dạng hình ảnh JPG nhưng lưu ý là chỉ một lần duy nhất, hạn chế chỉnh sửa cũng như lưu ảnh lại nhiều lần nếu không muốn chất lượng bị giảm thêm.
PNG là gì?
PNG là viết tắt của Portable Network Graphics, ban đầu nó được tạo ra để thay thế các định dạng hình ảnh GIF. PNG sử dụng thuật toán nén mới không làm mất dữ liệu gốc. Dù file PNG có được lưu lại nhiều lần thì chất lượng của nó cũng không hề suy giảm.
Một điểm cộng khác của định dạng hình ảnh PNG là chúng hỗ trợ màu trong suốt cho phép bạn có thể lưu một biểu tượng, logo hay chữ cái với nền trong suốt và có thể đặt nó ở bất kỳ đâu mà không sợ lộ viền trắng xấu xí.
Tuy nhiên, các ảnh dạng PNG có kích thước khá lớn và thường khó sử dụng trên các trình duyệt web cũ. Người ta thường chỉ sử dụng nó cho logo và một số trường hợp đặc biệt (VD: ảnh sản phẩm có thể zoom cho khách xem).
GIF là gì?
GIF là viết tắt của Graphics Interchange Format. GIF sử dụng phương thức nén LZW (dữ liệu bảo toàn) trong đó kích thước tập tin có thể giảm nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng hình ảnh. Có 2 điều khá đặc biệt về định dạng hình ảnh GIF đó là: tập tin có khả năng lưu lại màu trong suốt và hỗ trợ ảnh động.
Các ảnh GIF có thể có dung lượng nhỏ hơn ảnh JPG do bảng màu hạn chế. Vì vậy chúng không được sử dụng trong nhiếp ảnh hiện đại cũng như lưu trữ hình ảnh. Ảnh GIF bây giờ đã khá lỗi thời và thường chỉ được dùng để tạo những icon nhỏ, ảnh động đơn giản hay các ảnh trong suốt thô (như logo và cờ) mà thôi.
Định dạng ảnh JPG
JPG (Joint Photographic Experts Group) là 1 định dạng ảnh được phát triển bởi JPEG với mục đích là trở thành định dạng chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Cũng giống như phương thức nén file ZIP là tìm các phần thừa của dữ liệu để nén, JPG chia nhỏ bức ảnh thành những vùng nhỏ hơn. Một khi đã dùng phương thức JPG để nén ảnh, bạn sẽ không thể nào trở lại trạng thái ban đầu. Thường thì công nghệ này chỉ được dùng với mục đích lưu trữ nhiều bức ảnh trong 1 khoảng nhỏ, chứ không dùng để chỉnh sửa ảnh.
JPG đã trở thành định dạng phổ biến nhất trên Internet bởi vì công nghệ nói trên có thể nén ảnh rất nhiều. Giả sử bạn có 1 bức ảnh có kích thước 1MB, bạn hoàn toàn có thể nén nó xuống 500KB hay 100KB, đó chính là lợi thế của JPG.
Khi nén ảnh bằng công nghệ JPG thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm đi rất rõ rệt, vì thế công nghệ này không thích hợp để lưu các bức họa. Cho dù là để ở chất lượng nén JPG tốt nhất thì bức ảnh vẫn bị thay đổi 1 chút. Không chỉ vậy, mỗi lần bạn copy hay lưu 1 bức ảnh JPG, chất lượng bức ảnh đó sẽ bị giảm đi, chất lượng hình ảnh bị sụt giảm đi thì ta sẽ thấy những điểm mờ giữa các khối màu, sự mất nét của các vùng ảnh và đây là nhược điểm lớn nhất của định dạng ảnh này. Hơn nữa ảnh JPG không hỗ trợ các loại ảnh không nền (ảnh trong suốt).
Nếu bạn không quan tâm lắm tới chất lượng ảnh hoặc có thể chấp nhận việc ảnh bị giảm độ nét đi một chút thì nên sử dụng định dạng JPG để tiết kiệm dụng lượng.
Ảnh JPG được sử dụng tốt nhất cho: Ảnh với màu sắc phức tạp, ảnh đen trắng, ảnh tĩnh vật, ảnh đời thường, chân dung.
>>> Hướng dẫn sử dụng công cụ Brush Tool trong Photoshop
JPEG
Tùy theo sở thích, bạn có thể để format này ở dạng ‘JPEG’ hoặc ‘JPG’ – cả hai đều là dạng viết tắt chấp nhận được của cùng một định dạng – Joint Photographic Experts Group.
Khác với GIF, JPEG là dạng ảnh 16-bit. Nói cách khách, định dạng này có thể kết hợp ánh sáng đỏ, lam và lục để hiển thị hàng triệu màu. Như vậy, định dạng rất “thân thiện với ảnh chụp”. Đây là một phần lý do khiến JPEG trở thành chuẩn mặc định của hầu hết ống kính trên thị trường.
Định dạng JPEG còn cho phép bạn lựa chọn linh hoạt độ nén của ảnh – từ 0% (nén nặng nhất) đến 100% (không nén). Nhìn chung, độ nén ở khoảng 60%-75% sẽ giảm thiểu dung lượng khá khá, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng trên đa số màn hình.
Tuy JPEG phù hợp cho việc nén và render ảnh chụp, đây lại là dạng nén khá lỏng lẻo, không tiện cho việc chỉnh sửa chuyên sâu. Sau mỗi lần export ảnh JPEG, chất lượng sẽ bị giảm đi một tý. Vì lý do này, nhiều nhiếp ảnh gia thường chụp ở chuẩn RAW looseless.
Hơn nữa, không như GIF và PNG, JPEC không thể chứa dữ liệu transparency.
Xếp loại: Lossy (Giảm chất lượng sau mỗi lần export)
Sử dụng trong:
- Ảnh tĩnh
- Ảnh chụp
- Hình ảnh mới màu sắc phức tạp và sôi nổi
Photoshop giờ đây đã trở thành một phần mềm không thể thiếu trong nhiều lĩnh lực. Có nhiều bạn có thể tự học photoshop căn bản để phục vụ cho công việc hoặc cho những sở thích cá nhân. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn sự khác nhau của định dạng PNG và JPG.
Xem ngay: Tổng hợp 23 phím tắt dùng trong photoshop
Nội dung
File ảnh PNG là viết tắt của từ: Portable Network Graphics nghĩa là dạng hình ảnh sử dụng phương pháp nén dữ liệu mới không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được ra đời nhằm cải thiện và thay thế định dạng ảnh GIF. PNG là định dạng tập tin tuyệt vời cho các ảnh số trên mạng Internet bởi vì PNG hỗ trợ màu trong suốt trong tất cả các trình duyệt web với những tính năng mà GIF không có. Bởi vậy khi thiết kế Logo hoặc những hình ảnh có nền trong suốt bạn nên lưu ảnh dưới định dạng PNG.
Định dạng PNG hỗ trợ màu 8-bit giống như GIF, và hỗ trợ màu 24-bit RGB như JPG. Bởi vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng khi bạn nén ảnh. Điều này cũng ảnh hưởng đến dung lượng của định dạng PNG. Đa phần ở trong cùng 1 điều kiện hiển thị thì hình ảnh định dạng PNG có dung lượng lớn hơn hình ảnh định dạng JPG.
Nếu bỏ qua phần dung lượng thì định dạng PNG chính là lựa chọn lý tưởng cho những bức ảnh sắc nét, hình ảnh trong suốt hoặc những ảnh đồ hòa đẹp.
Định dạng PNG được sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh trên web những mảng màu phẳng, logo, hình ảnh trong suốt hoặc bán trong suốt, ảnh văn bản, ảnh đang trong quá trình sửa chữa, các hình ảnh phức tạp.
so sánh 2 file ảnh fpg và png
Xem ngay : 100+ kho mẫu banner đẹp để chạy quảng cáo facebook và google đảm bảo ra đơn
JPG là viết tắt của từ: Joint Photographic Experts Group, nghĩa là 1 định dạng ảnh được phát triển bởi JPEG với mục tiêu là trở thành định dạng chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Cũng giống như phương thức nén file ZIP là tìm các phần thừa của dữ liệu để nén, JPG chia nhỏ bức ảnh thành những vùng nhỏ hơn.
Một khi đã dùng phương thức JPG để nén ảnh, bạn sẽ không thể nào trở lại trạng thái ban đầu. Thường thì công nghệ này chỉ được dùng với mục đích lưu trữ nhiều bức ảnh trong 1 khoảng nhỏ, chứ không dùng để chỉnh sửa ảnh.
>>> Xem thêm: 10 bí kíp giúp bạn cách seo hình ảnh lên top Google nhanh và niều nhất
JPG đã trở thành định dạng phổ biến bởi có thể nén ảnh rất nhiều. Giả sử bạn có 1 bức ảnh có kích thước 1MB, bạn hoàn toàn có thể nén nó xuống 500KB hay 100KB. Đó chính ưu điểm của định dạng JPG.
Nếu bạn nén ảnh bằng công nghệ JPG thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm đi khá nhiều. Bởi vậy đây không phải là lựa chọn thích hợp để lưu các bức họa. Cho dù là để ở chất lượng nén JPG tốt nhất thì bức ảnh vẫn bị thay đổi 1 chút. Ngoài ra mỗi lần copy hay lưu 1 bức ảnh JPG, chất lượng bức ảnh đó sẽ bị giảm đi. Ta sẽ thấy những điểm mờ giữa các khối màu, sự mất nét của các vùng ảnh và đây là nhược điểm của định dạng ảnh này. Hơn nữa ảnh JPG không hỗ trợ các loại ảnh không nền.
Nếu bạn quan tâm đến dung lượng hơn là chất lượng ảnh thì lựa chọn định dạng JPG sẽ rất phù hợp. Định dạng JPG được sử dụng tốt nhất cho: Ảnh với màu sắc phức tạp, ảnh đen trắng, ảnh tĩnh vật, ảnh đời thường, chân dung.
2 hình ảnh file JPG demo:
Khi lưu file ảnh JPG bạn có thể gặp một số vấn đề tại các khu vực có độ tương phản cao. Khi zoom bức ảnh to lên ngay cả với những bức ảnh độ nét cao, bạn sẽ thấy một vệt đen xuất hiện dọc theo các cạnh thẳng tại các khu vực tương phản.
Sau nhiều lần lưu lại file, chất lượng ảnh khi phóng to còn bị giảm nặng nề hơn. Trong trường hợp này các đường lưới màu sắc nằm giữa các cạnh xuất hiện rõ hơn khu vực xung quanh vùng tương phản cũng bị méo chút.
Khuyến Mãi Lớn tặng 300+ kho mẫu thiết kế web bán hàng – khi sử dụng dịch vụ phòng marketing thuê ngoài cam kết doanh số
2 bức ảnh khác cũng có chất lượng cao nhưng lưu dưới dạng PNG. Bức ảnh công viên mùa đông với màu sắc đen trắng tương phản lớn là dùng phương pháp nén mới nên khi phóng to ảnh PNG, bạn sẽ thấy sự khác biệt so với JPG đó là các cạnh tương phản không còn xuất hiện vạch đen nữa.
Khuyến mãi lớn: TẶNG NGAY một buổi học thiết kế hình ảnh – Khi đăng ký 1 trong các khóa học sau:
– Nếu thường chụp ảnh, tải ảnh lên mạng, hãy lưu nó với JPG nhưng chỉ lưu một lần duy nhất. Hạn chế chỉnh sửa hay lưu lại nhiều lần nếu không muốn chất lượng giảm thêm.
– Nếu là dân đồ họa, ảnh sản phẩm cần chất lượng sắc nét như ảnh bìa, log, catalog, thì hãy dùng PNG.
Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn định dạng PNG hoặc định dạng JPG phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Tăng ngay doanh số bán hàng với dịch vụ thiết kế profile – Thiết kế hồ sơ năng lực giúp tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp
>>> Đừng bỏ qua: Nhận trọn bộ thiết kế logo thương hiệu công ty chỉ từ 1 triệu đồng
CHÚNG TÔI PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI THÀNH CÔNG CỦA KHÁCH HÀNG, HƯỚNG DẪN TẬN TÌNH, GIÚP ĐỠ CHU ĐÁO
Hà Thùy Trang
Hỗ trợ Online – 0945 915 955
Nhật Mỹ
Hỗ trợ Online – 0916347966
Phạm Hảo
Hỗ trợ Online – 0948 206 246
Hường Bùi
Hỗ trợ Online – 0916 275 486
Mr Thương
Hỗ trợ Online – 0948898368
Thiết kế bởi MinhDuongADS.Com
Bài viết được tham khảo từ các chuyên trang công nghệ: Makeuseof, PetaPixel và Thrive Themes.
Xem thêm: File ZIP là gì? File ZIP và file RAR khác gì nhau?
JPEG là gì?
JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group, tên của tổ chức đã phát triển nên định dạng ảnh. Tiêu chuẩn JPEG đầu tiên được ban hành vào năm 1992 bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế). ISO đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn bao gồm cả hình ảnh kỹ thuật số, với nỗ lực cung cấp cho người dùng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất.
JPEG là một loại định dạng hình ảnh được lưu bằng phương pháp nén mất dữ liệu. Trong đó, hình ảnh đầu ra là kết quả của quá trình nén, là sự cân bằng giữa kích thước lưu trữ và chất lượng hình ảnh. Người dùng có thể điều chỉnh tỷ lệ nén để đạt được mức chất lượng mong muốn đồng thời giảm dung lượng lưu trữ. Chất lượng hình ảnh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu áp dụng nén với tỷ lệ 10:1.
Mặt khác, JPEG có thể hỗ trợ 16.777.216 màu, được tạo ra bằng cách sử dụng 8 bit của mỗi màu trong mô hình màu RGB. Định dạng này cũng có thể hiển thị hơn 16 triệu màu cùng một lúc, giúp phối màu và độ phân giải tương phản gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, JPEG không hoạt động tốt đối với các hình ảnh có cạnh sắc nét vì thế có thể sẽ khiến hình ảnh trở nên mờ hoặc vỡ ảnh. Bạn cũng không nên chỉnh sửa và lưu tệp dưới dạng JPEG nhiều lần, vì chất lượng của hình ảnh sẽ bị giảm mỗi khi bạn lưu.
Các định dạng hình ảnh khác dựa trên JPEG
-
JIF là gì?
File JIF là viết tắt của JPEG Interchange Format và cũng được phát triển bởi Joint Photographic Experts Group. Loại file này không còn được sử dụng rộng rãi vì khó mã hóa và giải mã, gặp các lỗi về định dạng không gian màu và pixel. Mặc dù thực tế file JIF không bị giới hạn ở một số màu nhất định và dựa trên bảng màu 24 bit nhưng một phần dữ liệu cũng sẽ bị mất trong quá trình nén.
Song những hạn chế của file JIF đã nhanh chóng được cải thiện với file JFIF, định dạng Exif và color profile ICC. JFIF là viết tắt của JPEG File Interchange Format, được xây dựng trên định dạng JIF bằng cách giảm độ phức tạp và khắc phục những hạn chế của JIF.
Sau đó, định dạng Exif (Exchangeable image file format) cũng đã được phát triển và trở thành một tiêu chuẩn để lưu trữ thông tin, trao đổi trong file hình ảnh, đặc biệt là những file sử dụng nén JPEG. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều sử dụng định dạng Exif và JPEG/JFIF là định dạng phổ biến nhất hiện nay để lưu trữ, truyền ảnh, chụp ảnh trên Internet.
- JPG2 hay JPF là gì?
Vào năm 2000, một định dạng hình ảnh khác đã được Joint Photographic Experts Group cho ra mắt có tên là JPEG 2000 (phần mở rộng file của JPEG 2000 là JPG2 và JPF). JPEG 2000 đã được cải tiến hơn rất nhiều so với bản gốc JPEG, định dạng này sử dụng một mã hóa phức tạp, có thể giảm khả năng mất dữ liệu khi nén file, ít bị lỗi bit và các lỗi hệ thống file khác do cấu trúc mã hóa hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, với JPEG 2000 bạn cũng có thể chọn giữa sử dụng nén hoặc lưu file dưới dạng không mất dữ liệu để giữ lại chi tiết gốc, dải động cao hơn cũng được hỗ trợ bởi định dạng không giới hạn độ sâu bit của hình ảnh.
Mục đích bạn đầu khi ra mắt JPEG 2000 là để dần thay thế JPEG, tuy nhiên định dạng này đã không được phổ biến như mong đợi. Mặt hạn chế đầu tiên là vì JPEG 2000 dựa trên một mã mới vì thế định dạng này không tương thích ngược. Tiếp đó, việc xử lý các file JPEG 2000 phức tạp hơn nhiều và yêu cầu máy phải có nhiều bộ nhớ hơn để xử lý (vào thời điểm đó máy tính trung bình chỉ có bộ nhớ khoảng 64 MB).
JPEG khác gì so với JPG?
Trên thực tế, JPEG và JPG không có sự khác biệt. Sự khác biệt duy nhất là số lượng ký tự được sử dụng giữa hai định dạng. JPG được sử dụng vì trong các phiên bản trước của Windows (hệ thống file MS-DOS 8.3 và FAT-16) yêu cầu phần mở rộng file là ba chữ cái nên .jpeg đã được rút ngắn thành .jpg.
Song Linux lại không có giới hạn này thế nên người dùng Linux và máy MAC vẫn được tiếp tục sử dụng .jpeg. Mặc dù hiện nay các phiên bản Windows mới hơn đã cho phép nhiều ký tự hơn trong phần mở rộng file, tuy nhiên .jpg đã được sử dụng khá lâu cũng giống như một thói quen vậy nên cũng trở thành phần mở rộng phổ biến nhất.
JPEG và PNG: Định dạng nào tốt hơn?
Định dạng PNG là viết tắt của Portable Graphics Format, là một định dạng file nén không mất dữ liệu, nhờ vậy mà PNG trở thành lựa chọn phổ biến để sử dụng trên Web. PNG là một lựa chọn tốt để lưu trữ các bản vẽ đường thẳng, văn bản và đồ họa mang tính biểu tượng ở kích thước file nhỏ.
Nếu phân vân lựa chọn giữa hai định dạng thì hãy cân nhắc một mẹo nho nhỏ đó là ‘JPEG cho ảnh, PNG cho đồ họa”. Nếu ảnh có nhiều màu sắc, độ sâu màu và kết cấu khác nhau, thì JPEG là định dạng phù hợp. Nhưng nếu ảnh có các đường nét, các vùng màu phẳng và văn bản được phân tách rõ ràng, thì PNG sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
JPEG sử dụng phương pháp nén nhóm nhiều pixel giống nhau lại với nhau và làm mờ đường viền. Điều này khá ổn đối với các bức ảnh, nhưng sẽ trông rất tệ đối với đồ họa và ảnh chụp màn hình. Song ngược lại, nếu bạn lưu bức ảnh dưới dạng PNG, ảnh cho ra sẽ rất đẹp và chi tiết. Tuy nhiên, một bức ảnh JPEG có thể được nén thành một kích thước file nhỏ mà không bị giảm chất lượng nhiều, trong khi PNG không thể bị thu nhỏ nhiều như vậy.
Tổng kết
Nhìn chung, việc lựa chọn định dạng phù hợp cũng là yếu tố quan trọng không kém, JPEG/ JPG và PNG đều có những lợi ích riêng, giải quyết, khắc phục những vấn đề của hình ảnh kỹ thuật số mà lĩnh vực công nghệ phải đối mặt vào thời điểm đó. Việc lựa chọn định dạng nào đều phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Bạn nghĩ thế nào về JPEG? Hãy để lại cảm nghĩ của bạn ở bên dưới phần bình luận nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.
Nguồn: Makeuseof, PetaPixel và Thrive Themes.
Xem thêm: PCIe 5.0 là gì? Tốc độ PCIe 5.0 và PCIe 4.0 có khác gì nhau không?
Bài viết liên quan
-
Chào Xuân Giáp Thìn 2024 cùng TOP máy tính để bàn chất lượng tốt, giá ưu đãi
6 ngày trước
-
Mọi thứ bạn cần biết về Microsoft Copilot và Copilot Pro: Giá cả, tính năng như thế nào?
24/01
-
[CES 2024] NVIDIA trình làng dòng card đồ họa GeForce RTX 40 Super mới
10/01
-
Masstel E116 N4020, chỉ với 2 triệu 9 thì có thể làm được những gì nhỉ?
07/01
-
Dell chính thức ra mắt dòng laptop XPS 2024 cùng màn hình UltraSharp mới
05/01
-
ADATA giới thiệu loạt RAM và SSD mới, hỗ trợ đầy đủ vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 14
16/11/23
Phần mở rộng (extension) chỉ ra định dạng file mà bạn sử dụng. Mỗi định dạng đều có đặc điểm, lợi ích khác nhau cho từng mục đích nhất định.
Mỗi loại file đều có ít nhất 1, 2, thậm chí là nhiều định dạng khác nhau, vậy nên có lúc bạn sẽ bị nhầm lẫn về tác dụng của chúng, không biết định dạng nào là tốt nhất cho mình.
Hãy cùng so sánh điểm khác biệt giữa 2 định dạng file phổ biến dành cho hình ảnh, tài liệu và âm thanh. Biết những điểm khác biệt sẽ giúp dễ dàng quyết định lựa chọn định dạng phù hợp trong tương lai.
Trong phần này chúng ta sẽ so sánh 2 định dạng ảnh phổ biến nhất là PNG và JPG. Nếu là người cung cấp thông tin, in ảnh hoặc gửi ảnh cho bạn bè, bạn cần biết định dạng nào là phù hợp nhất cho từng mục đích sử dụng.
Hầu hết mọi người thường dùng lẫn lộn giữa PNG và JPG nhưng không biết chúng ảnh hưởng khá nhiều đến dung lượng file ảnh. Nếu là người có kinh nghiệm hoặc từng đọc qua đâu đó, bạn sẽ biết giảm dung lượng ảnh không có nghĩa rằng chất lượng ảnh bị giảm nhiều, ngược lại còn giúp tiết kiệm không gian lưu trữ, tăng tốc độ tải trang (nếu dùng ảnh đó cho website).
Tóm lại, kích thước file ảnh là điểm khác biệt lớn giữa PNG và JPG, nếu thắc mắc chất lượng ảnh có bị ảnh hưởng hay không, hãy cùng xem qua ảnh chụp một khu rừng với định dạng JPG:
Chiều rộng bức ảnh này khoảng 1.000 điểm ảnh, màu sắc rực rỡ với nhiều chi tiết khác nhau. Theo MakeUseOf, JPG (hay JPEG, viết tắt của Joint Photographic Experts Group) là định dạng chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người thích chia sẻ tác phẩm trên internet. Họ rất thích JPG vì nó có thể nén các chi tiết, dữ liệu thừa, không cần thiết trong các bức ảnh độ nét cao. Vậy nên dù có kích thước nhẹ nhưng chất lượng ảnh JPG không bị suy giảm quá nhiều, có điều đã nén với JPG thì không thể khôi phục về trạng thái gốc nữa.
Tuy nhiên, do phương pháp chia ảnh thành nhiều khu vực nhỏ nên JPG gặp một số vấn đề tại các khu vực có độ tương phản cao. Điều này dễ dàng nhận thấy khi làm việc với biểu tượng, văn bản và những thứ tương tự. Nếu zoom bức ảnh lên, ngay cả với những bức ảnh độ nét cao, bạn sẽ thấy một vệt đen xuất hiện dọc theo các cạnh thẳng tại các khu vực tương phản.
Sau nhiều lần lưu lại file, chất lượng ảnh khi phóng to còn bị giảm nặng nề hơn. Trong trường hợp này, đường lưới màu sắc nằm giữa các cạnh xuất hiện rõ hơn, khu vực xung quanh vùng tương phản cũng bị méo.
Sự khác biệt với PNG
Hãy nhìn qua bức ảnh khác cũng có chất lượng cao nhưng lưu dưới dạng PNG. Ảnh chụp một công viên mùa đông với màu sắc đen trắng tương phản rất lớn. Do dùng phương pháp nén mới nên khi phóng to ảnh PNG, bạn sẽ thấy sự khác biệt so với JPG đó là các cạnh tương phản không còn xuất hiện vạch đen.
PNG (viết tắt của Portable Network Graphics), ban đầu được tạo ra nhằm thay thế định dạng GIF. PNG sử dụng thuật toán nén mới không làm mất dữ liệu gốc. Khi lưu lại một file PNG nhiều lần, chất lượng của nó cũng không bị suy giảm.
Một điểm cộng khác của PNG là hỗ trợ màu trong suốt. Điều này cho phép bạn lưu một biểu tượng, chữ cái nào đó với nền trong suốt và có thể đặt nó lên bất kỳ đâu mà không sợ viền trắng xấu xí xuất hiện. Dưới đây là biểu tượng tái chế trên nền xanh dương, bên trái là ảnh JPG không có nền trong suốt còn bên phải là PNG với nền trong suốt. Cần lưu ý dung lượng ảnh PNG khá lớn.
Vậy bạn nên chọn PNG hay JPG? Nếu thường chụp ảnh, tải ảnh lên mạng, hãy lưu nó với JPG nhưng chỉ lưu một lần duy nhất, hạn chế chỉnh sửa hay lưu lại nhiều lần nếu không muốn chất lượng giảm thêm.
Còn nếu là dân đồ họa, biểu tượng sản phẩm cần chất lượng sắc nét (như ảnh bìa, typography,…) thì hãy dùng PNG. Do hỗ trợ nền trong suốt nên PNG rất thích hợp để thiết kế website khi cần chèn logo, hình ảnh. Cũng cần lưu ý dung lượng file PNG thường lớn hơn JPG.
Phúc Thịnh
Ảnh png và jpg cái nào chất lượng cao hơn, nét hơn và nên sử dụng ảnh nào thì tốt?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 2 năm
Ảnh png và jpg cái nào chất lượng cao hơn, nét hơn và nên sử dụng ảnh nào thì tốt? Đây là một câu hỏi từ một bạn trên Hoovada – nền tảng hỏi và đáp chuyên nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau giúp giải đáp thắc mắc của mọi người.
Đáp án đến từ bạn Bosco 193 – một thành viên của Hoovada.
Khi nói đến hình ảnh, có một số định dạng để bạn lựa chọn khi lưu vào bản sao kỹ thuật số. Trong đó, có thể nói rằng định dạng ảnh JPG và PNG thì rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng với những người chụp ảnh, hoặc các blogger.
Mỗi định dạng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và việc chọn định dạng phù hợp có thể là một lợi thế lớn trong công việc, cũng như góp phần tiết kiệm dữ liệu máy tính.
Sự khác biệt chính giữa JPG và PNG
Là các thuật toán nén mà chúng sử dụng. JPG sử dụng thuật toán nén mất dữ liệu loại bỏ một số thông tin hình ảnh nhằm giảm kích thước của tệp. Để so sánh, PNG sử dụng một thuật toán không mất dữ liệu để lưu giữ tất cả thông tin. Với PNG, chất lượng của ảnh sẽ không thay đổi nhưng dung lượng của tệp thường sẽ lớn hơn. Mặt khác, hình ảnh JPG có thể được tạo ra rất nhỏ, nhưng chất lượng có thể giảm rất nhanh từ một thời điểm nhất định.
Hướng sử dụng của JPG
Do những thuộc tính này, có những ứng dụng chính mà phù hợp với từng loại. JPG được sử dụng rộng rãi và đúng như vậy trong ảnh máy tính thông thường. Điều này là do ảnh có xu hướng chuyển đổi mượt mà giữa màu sắc và tông màu. JPG cũng cung cấp khả năng nén tuyệt vời mà ít hoặc không làm giảm chất lượng hình ảnh cảm nhận được; giảm kích thước xuống một phần mười kích thước bạn sẽ nhận được nếu bạn sử dụng tính năng nén không mất dữ liệu như PNG.
Một tính năng khác của JPG giúp ảnh chụp tốt hơn là khả năng nhúng EXIF (Exchangeable Image File Format) hay còn được gọi là metadata – siêu dữ liệu. EXIF chứa thông tin liên quan đến hình ảnh như thời gian hoặc vị trí nó được chụp, cấu hình màu pixel và những thứ tương tự (Kiểu nén ảnh, Độ mở ống kính, tốc độ màn trập, cài đặt ISO, Chế độ đo sáng, Chế độ Flash).
Tóm lại, thông tin EXIF có thể rất hữu ích cho nhiếp ảnh gia khi duyệt hoặc chỉnh sửa hình ảnh của mình.
Hướng sử dụng của PNG
PNG được sử dụng chủ yếu khi tạo hoặc thay đổi các hình ảnh như phim hoạt hình và các hình ảnh phi thực tế khác. Ví dụ: một hình nền có chứa một màu duy nhất có thể được nén bởi PNG thành một kích thước rất nhỏ vì nội dung của pixel giống hệt nhau.
PNG không thể nhúng EXIF, nhưng nó có khả năng làm cho các vùng của hình ảnh trong suốt. Sự trong suốt là cần thiết nếu bạn muốn hiển thị hình ảnh của các đối tượng ở các nền khác nhau. Nhiều trang web sử dụng giấy trong suốt để làm cho trang của họ trông hấp dẫn hơn đối với người xem.
Đáp án đến từ bạn Bosco 193 – một thành viên của Hoovada. Các bạn có thể kết nối với nhau thông qua Hoovada trên Facebook. Những câu hỏi hay khác trên Hoovada:
All rights reserved
Bên cạnh nội dung chữ, hình ảnh ngày càng trở nên quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng, nhất là trên web. Hình ảnh website sống động giữ chân khách hàng ở lại lâu, khiến họ ghi nhớ thông tin nhanh hơn trong tâm lý thoải mái và “tự nguyện”. Nhưng, thời gian tải quá lâu hay chất lượng hiển thị kém có thể khiến nội dung này phản tác dụng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: để giữ chất lượng hình ảnh với kích thước tệp nhỏ, nên sử dụng định dạng ảnh nào – PNG hay JPG cho website?
Xem thêm:
- Lý thuyết về màu sắc dành cho việc thiết kế website
- 5 Tips quan trọng giúp bạn tối ưu hình ảnh lên top Google
Định dạng ảnh PNG
PNG (Portable Network Graphics) là dạng hình ảnh sử dụng phương pháp nén dữ liệu mới mà không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được tạo ra nhằm cải thiện và thay thế định dạng ảnh GIF. PNG là định dạng tập tin tuyệt vời cho các ảnh số trên mạng Internet bởi vì PNG hỗ trợ màu trong suốt trong tất cả các trình duyệt web với những tính năng mà GIF không có. Do đó khi thiết kế Logo hoặc những hình ảnh không nền (ảnh trong suốt) chúng ra nên lưu dưới định dạng PNG.
PNG hỗ trợ màu 8-bit giống như GIF, đồng thời cũng hỗ trợ màu 24-bit RGB như JPG. Khi bạn nén một bức ảnh bằng định dạng PNG, bức ảnh đó sẽ không hề bị giảm chất lượng. Do đó, dung lượng là nhược điểm của định dạng ảnh PNG, phần lớn ở trong cùng 1 điều kiện hiển thị những hình ảnh định dạng PNG có dung lượng lớn hơn những hình ảnh định dạng JPG.
PNG là định dạng lưu ảnh rất tốt. Nếu bạn không quan tâm tới dụng lượng mà cái bạn hướng tới là đảm bảo chất lượng ảnh sắc nét hoặc những hình ảnh bạn thiết kế là ảnh trong suốt, ảnh không nền, ảnh đẹp đồ họa thì nên lựa chọn lưu dưới định dạng này.
Ảnh PNG được sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh trên web những mảng màu phẳng, logo, hình ảnh trong suốt hoặc bán trong suốt, ảnh văn bản, ảnh đang trong quá trình sửa chữa, các hình ảnh phức tạp.
Dựa vào những phân tích trên hy vọng đã giúp các bạn hiểu về 2 định dạng ảnh PNG và JPG và có những lựa chọn phù hợp trong công việc của mình.
>>> 4 nguyên tắc Bạn cần lưu ý để thiết kế banner, poster đẹp
Ảnh luôn là thứ làm chậm website của bạn đi rất nhiều, còn nặng hơn nếu bạn không biết lựa chọn định dạng phù hợp để tối ưu cho bức ảnh cho dung lượng tốt nhất và chất lượng ảnh tốt nhất.
Lựa chọn định dạng đúng giúp chất lượng ảnh của bạn luôn là đẹp nhất và giảm được dung lượng file ảnh tăng thêm tốc độ load cho website.
Khi nào nên sử dụng png-8, khi nào thì dùng jpg hay png, đó là thứ chúng ta cần phải lưu ý ví dụ.
đây là một ví dụ theo mình ảnh png-8 chất lượng còn đẹp hơn jpg ảnh ở bên trên, nhưng phải điều kiện là ảnh ít màu và ít chi tiết png-8 sẽ luôn làm tốt hơn jpg về chất lượng và dung lượng file hiệu quả hơn rất nhiều.
trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn lựa chọn định dạng ảnh phù hợp nhất để tăng tốc độ load website và tăng chất lượng hình ảnh nhé.
Mục lục
Một số lưu ý khi sử dụng hình ảnh trong thiết kế website
Theo thiết kế website Mona Media thì tùy thuộc vào website của bạn là lĩnh vực gì cũng như yêu cầu của bạn về website như thế nào để lựa chọn định dạng hình ảnh tốt nhất cho web của mình. Nếu chỉ là một website bình thường thì sử dụng định dàng JPG có lẽ là lựa chọn tối ưu nhất bởi kích thước ảnh nhỏ giúp website load nhanh hơn. Về cơ bản một website giới thiệu bình thường khi bạn sử dụng ảnh JPG thì hình ảnh vẫn hiển thị tốt, người dùng có thể xem ảnh dễ dàng mà không khác quá biệt so với các định dạng khác.
Trường hợp tốt hơn là bạn có thể sử dụng toàn bộ hình ảnh với định dạng PNG, một định dạng được sử dụng cho hầu hết hình ảnh trên website monamedia.co, kèm theo hiệu ứng đẹp mắt giúp website thật sự ấn tượng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề hình ảnh trên website. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể lựa chọn được định dạng hình ảnh tốt và phù hợp với website của mình. Chúc các bạn thành công.
Các định dạng ảnh GIF, PNG, JPG vàKhi nào nên dùng
Dùng định dạng ảnh nào là vấn đề rất quan trọng khi Export một sản phẩm thiết kê.
Bài hướng dẫn ngắn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại file ảnh và hướng sử dụng tốt nhất cho từng trường hợp.
PNG và JPG: Định dạng nào tốt nhất cho trang web của bạn?
Có thể nói, PNG và JPG đều là hai định dạng phổ biến nhất trong thiết kế giao diện website và bạn nên linh hoạt trong việc sử dụng chúng. Bởi tóm lại, ưu điểm của định dạng này chính là nhược điểm của định dạng kia. Việc sử dụng định dạng nào phụ thuộc nhiều vào vị trí, chủ đích hiển thị,… của người thiết kế.
Ví dụ, JPEG thích hợp cho những hình ảnh có kích thước cực lớn mà việc nén không mất dữ liệu (PNG) không hiệu quả (kích thước tệp sau nén vẫn lớn). Bên cạnh đó, định dạng này cũng nên được áp dụng cho ảnh không có nền trong suốt, có nhiều điểm màu và chi tiết khác nhau, ví dụ như ảnh chụp.
Tuy nhiên JPG luôn hoạt động trên nền phẳng, do đó sẽ rất khó khăn nếu để định dạng này làm việc với hình ảnh có background gradients, dải màu sau khi nén sẽ không giữ được chất lượng như ban đầu. Đây là trường hợp mà bạn nên chuyển sang sử dụng định dạng còn lại – PNG.
PNG có nền trong suốt, vì thế chúng phù hợp để sử dụng trong đa dạng bối cảnh cần hình ảnh website khác nhau. Mặt khác, ở dạng nén không mất dữ liệu, hình ảnh PNG đảm bảo chất lượng hiển thị tốt: sắc nét, giữ được màu sắc rực rỡ và chân thực như ảnh gốc, thường được sử dụng để định dạng hình minh họa, kiểu chữ, logo và những hình ảnh quan trọng khác. PNG cũng là lựa chọn tuyệt vời cho wireframes hay ảnh chụp màn hình.
Tuy nhiên, kích thước tệp chính là vấn đề của định dạng này. Bạn không nên xây dựng website với toàn bộ ảnh PNG – chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tải trang, đặc biệt khi kích thước ảnh lớn hơn 300kB. Thay vào đó, hãy sử dụng ảnh JPG và chỉ một số hình quan trọng ở định dạng PNG.
Xem thêm: 7 Lý do bạn nên sử dụng hình ảnh minh họa trên website
Không thể khẳng định 100% định dạng nào là hoàn hảo cho hình ảnh website – PNG hay JPG. Với ưu/khuyết điểm bù trừ cho nhau, bạn cần linh hoạt chúng trên website với mục đích ưu tiên là tối ưu trải nghiệm người.
Và nếu chưa biết phải xây dựng website thẩm mỹ với hình ảnh chất lượng cao như thế nào, hãy liên hệ ngay với CHILI! Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện trang web chuyên nghiệp như mong muốn: đẹp mắt với hình ảnh ấn tượng nhưng vẫn có tốc độ tải trang “thần tốc”!
Nhận hoa hồng
Định dạng hình ảnh thường được sử dụng cho website là JPG, PNG và GIF. Một số định dạng khác cũng được sử dụng nhưng không phổ biến. Những định dạng này sẽ tùy vào mục đích, tính năng để mang lại dụng ý sử dụng tối ưu nhất. Tốc độ tải trang, chất lượng hình ảnh khi lên web sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn định dạng ảnh. Bài viết hôm nay Mona Media sẽ giúp bạn tìm hiểu các định dạng hình ảnh và cách sử dụng những định dạng này phù hợp nhất trên website.
GIF, SGV, JPG, JPEG hoặc PNG và WebP là những định dạng hình ảnh được sử dụng nhiều nhất cho website. Tham khảo từng định dạng sẽ giúp bạn hiểu thêm về ưu điểm và nhược điểm của các định dạng hình ảnh. Hiểu được từng định dạng ảnh bạn sẽ dùng đúng các hạng mục ảnh trên website của mình.
GIF là định dạng hình ảnh không được sử dụng thường xuyên cho web. Tuy nhiên, chúng lại tạo nên sự chú ý đối với người xem. Ảnh gif có thể né với kích thước nhỏ, khả năng lưu màu cũng tốt. Với một số ảnh gif kích thước còn nhỏ hơn cả ảnh JPG.
Ảnh GIF đã khá lỗi thời để sử dụng với những kích thước lớn. Hiện nay chúng được chọn để làm icon hoặc các ảnh động cỡ nhỏ.
Nếu bạn cần những hình ảnh động nhỏ hoặc video clip độ phân giải thấp, thời lượng ngắn nên chọn ảnh gif.
Điểm hạn chế duy nhất của ảnh gif chính là dải màu ít. Những hình ảnh với nhiều màu sắc như hiện nay thì ảnh gif không đáp ứng được.
Định dạng hình ảnh SVG không được sử dụng nhiều. Những hình ảnh này được viết bằng mã XML, có thể thay đổi kích thước.
SVG được dân lập trình dùng JavaScript hoặc CSS để viết. Với ưu điểm có kích thước ảnh linh động nên sẽ không bị thay đổi chất lượng khi xem ở nhiều thiết bị khác nhau. Dung lượng nhẹ, chất lượng ảnh đẹp và không tốn tài nguyên trên web.
Tuy nhiên để tạo được những hình ảnh SVG cần đến những người chuyên nghiệp. Những hình ảnh phức tạp cũng không thể vẽ được với SVG. Đặc biệt là những trình duyệt đã cũ không không hỗ trợ định dạng hình ảnh này.
JPG là một trong những định dạng hình ảnh chuẩn được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hầu hết các hình ảnh bạn tìm thấy trên internet đều là định dạng JPG. Độ nét cao, nén ảnh dễ dàng, nhiều điểm ảnh và lưu được nhiều màu sắc.
JPEG cũng là định dạng của tệp JPG. Định dạng hình ảnh này sử dụng nhiều cho web hoặc in ấn vì dễ dàng sửa chữa và có tính năng nén ảnh nhưng không giảm chất lượng ảnh.
JPEG và JPG được hỗ trợ cho mọi trình duyệt, email và chúng có thể hiển thị hàng triệu màu khác nhau. Nhược điểm của định dạng ảnh này là không hỗ trợ nền trong suốt nên khả năng đọc kém hơn PNG.
PNG là định dạng hình ảnh viết tắt của tiếng Anh là: Portable Network Graphics. PNG lúc đầu được khai sinh để thay thế cho sự lỗi thời của ảnh Gif. Sau này với những kỹ thuật và sự phát triển, nén ảnh nhưng không giảm chất lượng, hỗ trợ hình nền trong suốt, lưu được hàng triệu màu nên chúng trở thành hình ảnh được lựa chọn nhiều nhất.
Với định dạng hình ảnh PNG bạn sẽ dễ dàng lưu lên nền ảnh 1 biểu tượng, logo, thông tin một cách dễ dàng và đạt tính thẩm mỹ cao. Theo thống kê hiện nay của các website thì định dạng PNG đang được sử dụng nhiều nhất.
WEBP là định dạng hình ảnh cho website bắt đầu phổ biến hiện nay. Chất lượng hình ảnh cao, độ nét tốt và ổn định đường truyền với tốc độ tải nhanh, không cần băng thông đường truyền cáo.
Hiện nay google cũng đang ưu tiên những trang web sử dụng hình ảnh định dạng Webp. Webp hoạt động tốt trong tất cả các hệ trình duyệt. Tính năng bảo mật và khẳng định bản quyền hình ảnh của webp cao hơn các định dạng ảnh khác.
Nhưng chính nhược điểm giải mã WebP mất nhiều thời gian nên webp vẫn không thịnh hành bằng JPG hoặc PNG. Hiện tại các website của nước ngoài đang có xu hướng sử dụng định dạng hình ảnh webp ngày càng nhiều hơn.
Có thể nói rằng hình ảnh được ví như đồ họa trực tuyến. Tất cả mọi website đều có hình ảnh để mô phỏng cho sản phẩm, bài viết và dịch vụ. Những hình ảnh này giúp website tối ưu hóa SEO và đạt sự tín nhiệm hơn với google. Chọn đúng định dạng phù hợp với từng nhiệm vụ hiển thị của ảnh sẽ mang đến chất lượng tốt hơn.
Dưới đâu là những lý do tại sao định dạng hình ảnh sử dụng cho website lại quan trọng đến vậy:
Một số hình ảnh sẽ cần định dạng chất lượng, hiển thị sắc nét. Một số hình ảnh cần hình nền trong suốt để thêm logo, thông tin trên hình ảnh.
Thông thường các hình ảnh sẽ chiếm khá nhiều dung lượng. Số lượng ảnh trên website ngày càng tăng nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải của trang web. Nếu tốc độ load chậm thì có thể khiến người xem không đủ kiên nhẫn và rời trang đến với các địa chỉ trang web khác.
Bạn có thể tham khảo kỹ thuật Lazy Loading để đảm bảo website có đầy đủ hình ảnh nhưng vẫn đảm bảo tốc độ load trang nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Tham khảo cách tăng tốc độ website:
Một số định dạng có khả năng thu nhỏ dung lượng nhưng kích thước cũng bị thu nhỏ. Một số định dạng ảnh có thể thu nhỏ dung lượng nhưng chất lượng hình ảnh không thay đổi. Do vậy việc chọn định dạng hình ảnh cho website phù hợp là điều rất quan trọng.
Bạn hiểu những gì website bạn còn thiếu nhưng … bạn không phải là chuyên gia quản trị website, bạn không có chuyên môn:
Mona Media cung cấp gói dịch vụ tối ưu & nâng cấp website theo yêu cầu riêng giúp bạn hoàn thiện website 100% như ý muốn.
Thông thường 2 định dạng ảnh được lựa chọn nhiều nhất là PNG hoặc JPG. Tùy vào từng trường hợp để các quản trị viên, content, SEOer sử dụng một trong 2 định dạng sau:
Định dạng GIF cũng được sử dụng tại một số vị trí của trang web để tạo nên tính thẩm mỹ, kêu gọi hành động tốt hơn. GIF không thịnh hành như PNG hoặc JPG nhưng là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trên mỗi website.
Chúng tôi sẽ tiếp tục so sánh định dạng ảnh PNG và JPG cụ thể hơn để bạn có thể xác định nên chọn định dạng ảnh nào là phổ biến trên website của mình.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, định dạng hình ảnh PNG được đánh giá cao hơn và sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, định dạng JPG lại cho hình ảnh cũng khá chất lượng và dung lượng thấp. Bạn hãy tham khảo chuyên sâu hơn về 2 định dạng hình ảnh này nhé.
Định dạng PNG cung cấp từ 24 bit màu sắc, thậm chí là 64 bit nên sẽ hiển thị màu xuất sắc cho ảnh trên web. Có thể nén xuống dung lượng thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ảnh khi nhìn bằng mắt thường. Đặc biệt là hỗ trợ hình nền trong suốt để người dùng hình ảnh có thể đánh dấu bản quyền, thêm nội dung và logo lên ảnh.
JPG cũng có thể nén hình ảnh nhưng dung lượng so với ảnh gốc cũng không giảm xuống nhiều hơn. So với PNG thì JPG được sử dụng trên web với ít mục đích hơn.
Với PNG bạn sẽ dễ dàng chỉnh sửa ảnh, thêm thông tin bản quyền hình ảnh. Trên mỗi bức ảnh có thể chèn logo và dấu ấn thương hiệu một cách dễ dàng. Bạn có thể linh động nén hình ảnh với mọi dung lượng mà mình mong muốn.
Khi nén định dạng png sẽ không mất dữ liệu. Đặc biệt là mặc dù là giảm dung lượng xuống thấp nhưng so với ảnh gốc sẽ không kém chất lượng. Điều này JPG sẽ không thể đạt được như PNG. Ảnh có nền trong suốt, có nhiều điểm màu mang đến màu sắc rực rỡ. Đây là định dạng hình ảnh bạn nên sử dụng cho website của mình.
Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc: Nên dùng định dạng hình ảnh nào cho website. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được các định dạng ảnh phù hợp với những mục đích sử dụng của mình.
Xem thêm:
Dịch vụ thiết kếwebsite chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năngmở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!
Hầu hết chúng ta khi thiết kế website hoặc nhờ đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp thì thường sử dụng lẫn lộn các định dạng hình ảnh khác nhau bao gồm cả JPG, PNG và GIF. Mọi người không biết rằng mỗi loại định dạng hình ảnh đều có những lợi ích và ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng ảnh, dung lượng và tốc độ tải trang. Vậy câu hỏi được đặt ra là khi nào nên sử dụng JPG, PNG hay GIF? Chủ nhân của trang phuocanblog chia sẻ, nếu bạn muốn trở thành một freelancer thiết kế chuyên nghiệp, thì bạn cần phải biết sử dụng định dạng hình ảnh phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Vì vậy dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho những bạn đang tìm hiểu hoặc mới học về thiết kế đồ họa đặc điểm của 3 loại định dạng phổ biến này.
Các định dạng phổ biến trên website
trên thị trường website ngày nay có rất nhiều định dạng ảnh tuy nhiên chỉ còn một số định dạng ảnh tốt nhất thì mới còn có thể tồn tại đến ngày nay.
- JPG (JPEG) tạo ra các tệp nhỏ hơn cho ảnh hoặc hình ảnh với nhiều màu sắc, định dạng này để nén được tốt
- PNG-8 : là định trong suốt, chất lượng không cao nhưng rất nhẹ
- PNG-24: là định dạng trong suốt, chất lượng cao nhưng không thể nén tốt và dung lượng ca
- WEBP: định dạng này do google phát triển, kết hợp tốt nhất của JPEG và PNG, cho phép chất lượng hình ảnh tuyệt vời và minh bạch, và nén tốt hơn so với JPEG (nhỏ hơn FileSize). Có thể được sử dụng tại chỗ của JPEG hoặc PNG 24, mọi thứ đều rất ngon tuy nhiên một số trình duyệt không hỗ trợ ví dụ safari, nên khuyến cáo là thời điểm này vẫn chưa nên sử dụng ảnh webp
- GIF : ảnh chuyển động dạng video chất lượng thấp
- PDF: định dạng in ấn, mình vẫn thấy một số website vẫn chơi định dạng này
Nên sử dụng định dạng nào và ưu nhược điểm
có 3 định dạng theo mình thì nó tốt nhất cho web ( còn định dạng webp thì dạng nén nâng cao của 3 định dang dưới để hỗ trợ cho website nên mình không cập nhật lưu ý vào đây ):
- PNG-8
- PNG-24
- JPG
Mỗi một định dạng có mỗi thế mạng trong một điều kiện ảnh mình sẽ phân ra làm 4 điều kiện để chia sẻ.1: Ít màu ít chi tiết2: Ít màu nhiều chi tiết3: Nhiều màu ít chi tiết4: Nhiều màu nhiều chi tiết
Lúc nào sử dụng: PNG-8 tốt nhất
PNG-8 là định dang trong suốt, định dạng màu dưới 256 color, định dạng ảnh không nén sẵn
PNG-8 lựa chọn tốt nhất ở điều kiện ít màu ít chi tiết.
Nếu ảnh bạn đang sử dụng là ảnh ít màu, ít chi tiết thì hãy chọn định dạng png-8 là lựa chọn tốt nhất.
PNG-8 không hỗ trợ trên 256 color màu, nếu điều kiện ảnh trên 256 color phải dành cho PNG-24 hoặc JPG.
có một kỹ thuật mình thường xuyên sử dụng nhưng chả có ai chia sẻ với bạn đâu, nay mình sẵn sàng chia sẻ cho mọi người là ảnh càng ít màu dung lượng file càng ít, cố gắng hãy dùng ít màu đơn giản nhất có thể dùng bạn dùng file gì thì nó cũng giúp bạn giảm dung lượng.
Cố gắng nếu bạn là người chia sẻ về công nghệ những hình ảnh hoạt hình cố gắng sử dụng png-8 là tốt nhất.
Bạn chất các công cụ nén ảnh họ thường sử dụng thuật toán kéo đầu màu lại sẽ nhẹ file hơn.
lúc nào sử dụng: PNG-24 tốt nhất
PNG-24 là cũng là định dạng hỗ trợ trong suốt, định dạng màu trên trên 256 color, định dạng ảnh không nén sẵn.
Điều kiện ảnh: ảnh bạn nhiều màu, ít chi tiết rất phù hợp PNG-24Nhu cầu load tăng tốc website: thì định dạng điều kiện ảnh bạn nhiều màu, ít chi tiết sử dụng PNG-24 rất phù hợp.
Trường hợp dành cho photographer: điều kiện ảnh nhiều màu nhiều chi tiết đặc biệt nếu bạn là photographer thì hãy sử dụng định dạng này nhé, định dạng PNG-24 chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với JPG tuy nhiên nhược điểm của nó là dung lượng file rất nặng PNG-24 điều kiện trên thì nặng hơn JPG
PNG-24 lựa chọn tốt nhất ở điều kiện ảnh nhiều màu ít chi tiết, riêng nếu bạn là photographer chất lượng hình là tất cả điều kiện :nhiều màu nhiều chi tiết lựa chọn tốt nhất là PNG-24
PNG luôn ra chất lượng ảnh tốt hơn JPG
Lúc nào sử dụng: JPG tốt nhất
JPG là đinh đạng hỗ trợ nhiều màu, không hỗ trợ trong suốt, định dạng nén sẵn.
Điều kiện ảnh: nhiều chi tiết và nhiều màu.
Muốn nhu cầu nhẹ load dung lượng nhẹ load nhanh JPG là lựa chọn tốt nhất vì PNG-8 không hỗ trợ nhiều màu, PNG-24 vì quá nặng.
JPG lựa chọn tốt nhất dành cho điều kiện ảnh nhiều chi tiết và nhiều màu ( yêu cầu chất lượng đủ tốt và tốc độ load hơn là cần chất lượng xuất sắc )
Còn định dạng webp thì không cần gì phải lựa chọn và lưu ý gì cả
giới thiệu qua về ảnh webp được giới thiệu bởi google, google là công ty phát minh lên định dạng ảnh webp.
Ưu điểm lớn nhất của nó là nén ảnh rất tốt chất lượng vẫn giữ nguyên giảm được từ 20% đến 35% so với định dạng anh thông thường png hay jpg.
Nhược điểm lớn nhất là không phải trình duyệt nào cũng hỗ trợ ảnh webp.
bạn có thể tìm hiểu : có nên sử dụng dịnh dang ảnh webp hay không
Theo mình webp là định dạng để phân phối tối ưu không phải định dạng sử dụng nên không ghi vào đây.
có sự thật rằng định đạng ảnh webp rất tốt mình sẽ viết một bài chi tiết về định dạng ảnh webp hướng dẫn sử dụng cách kích hoạt nó như thế nào.
Với bài viết chia sẻ bí quyết về lựa chọn định dạng ảnh tối ưu nhất thì hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong công việc chúc bạn một ngày thật tuyệt vời.
Tóm tắt:
Để lựa chọn được một định dạng ảnh nào tốt nhất dành cho bạn nó phụ thuộc vào điều kiện ảnh của bạn, thì mới có thể quyết định được lên lựa chọn định đạng ảnh nào là tối ưu nhất dành cho bạn.
Hình ảnh website bắt đầu với GIFs
Quay ngược thời gian trở lại ngày CompuServe – dịch vụ trực tuyến đầu tiên trên thế giới bắt đầu triển khai hoạt động cung cấp email và các dịch vụ khác cho người dùng máy tính cá nhân tại nhà. Lúc này người truy cập đã có thể tải xuống hình ảnh nhưng với tốc độ cực chậm – 1200bit/giây.
Nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là tìm ra giải pháp để chụp ảnh lớn với dung lượng nhỏ hơn. Giải pháp cuối cùng là GIFs ra đời – sản phẩm của Steve Wilhite, khoa học gia máy tính thuộc CompuServe.
GIFs hoạt động dựa trên thuật toán LZW, đáp ứng tốt vấn đề: bảo toàn kích thước hình ảnh với dung lượng nhỏ. So với XBM – một định dạng khác cũng phổ biến vào thời điểm đó nhưng bị giới hạn ở 2 màu đen – trắng, GIFs vượt trội hơn hẳn khi cung cấp dải màu 8 – bit 256 range.
Ưu điểm trên nhanh chóng đưa GIFs trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, từ giữa những 90 – bối cảnh Internet và máy tính đều có những bước nhảy vọt về công nghệ thì GIFs lại lỗi thời. Cùng với đó, người giữ bằng sáng chế thuật toán LZW cũng bắt đầu tính phí với người sử dụng. Kết quả, GIFs dần thu hẹp dần phạm vi hoạt động của mình, nhường chỗ cho những định dạng vượt bậc hơn – PNG và JPG.
So sánh và đối chiếu
Sau khi đã biết được sự khác biệt giữa những định dạng file phổ biến, chúng ta sẽ tiếp tục so sánh chúng sâu hơn. Dưới đây bạn sẽ thấy được cách các định dạng GIF, JPEG, PNG và SVG xử lý hình ảnh, với các màu sắc cả đơn giản lẫn phức tạp, kể cả hình chụp.
Anh màu “trơn”
Kiểu ảnh đầu tiên mà chúng ta sẽ xét đến là hình ảnh màu đơn tông. Kiểu ảnh này có thể gồm đa số logo, branding, icon, bản đồ đơn giản, và diagram. Ảnh gốc là ảnh PNG 23.4 KB với độ phân giải 1280 x 1280.
Dưới đây bạn sẽ có thể thấy được điểm khác biệt về kích thước nén cũng như chất lượng ảnh. Chú ý rằng hình ảnh được lưu trữ với tùy chọn “Save for Web and Devices” trong Photoshop với setting chất lượng cao nhất.
GIF: 17.6 KB
JPEG 100% (no compression): 53.3 KB
JPEG 75%: 33 KB
PNG-8: 11.8 KB
PNG-24: 19.6 KB
SVG: 6 KB (hình vector hoàn toàn)
Ở trong trường hợp cụ thể này, chất lượng không bị mất đi quá nhiều khi so sánh sáu format này với nhau – tuy vẫn có ‘nhiễu’ nhẹ ở phần viền trong ảnh JPEG đã nén.
Không phải ảnh “trơn” nào cũng sẽ may mắn cho ra kết quả tốt như thế này. Với ảnh này, giả sử ta có file vector gốc, SVG sẽ là lựa chọn hiển nhiên với kích thước 6kb. Nếu không có vector, PNG-8 là bước lùi “tàm tạm” với hình ảnh gốc giảm từ 23.4 KB xuống còn 11.8 KB.
Ảnh màu phức tạp
Ảnh gốc có định dạng JPEG, 328 KB với độ phân giải 1280 x 960. Dưới đây bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong kích thước nén, cũng như chất lượng hình ảnh. Chú ý rằng hình ảnh được lưu với tùy chọn “Save for Web and Devices” trong Photoshop với setting chất lượng cao nhất.
Vì chúng ta không sỡ hữu bất kỳ phiên bản vector nào của ảnh này, nên phiên bản SVG sẽ chỉ đơn giản là JPEG embed trong file SVG. Vì có làm cũng như không, nên tôi sẽ bỏ luôn ví dụ SVG.
GIF: 426kb
JPEG 100% (no compression): 776 KB
JPEG 75%: 215 KB
PNG-8: 327 KB
PNG-24: 1.7 MB
Các hình ảnh có màu sắc phức tạp thường sẽ đẹp hơn khi ở định dạng JPEG, PNG-24 hoặc SVG. Màu sắc gần như được giữ lại toàn bộ và không có hiện tượng nhiễu hay phân dải đáng ghét như với chuẩn GIF và PNG-8.
Ảnh chụp màu
Ảnh gốc ở dạng JPEG, 215KB với độ phân giải 1280 x 701. Dưới đây bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong kích thước nén, cũng như chất lượng hình ảnh. Chú ý rằng hình ảnh được lưu với tùy chọn “Save for Web and Devices” trong Photoshop với setting chất lượng cao nhất.
Một lần nữa, với ví dụ này, file SVG vẫn sẽ không có nhiều giá trị so sánh.
GIF: 453 KB
JPEG 100% (Không nén): 410 KB
JPEG 75% : 410 KB
PNG-8: 395 KB
PNG-24: 1.03 MB
Trong trường hợp hình ảnh phức tạp, ảnh của bạn tốt nhất nên được lưu trữ ở dạng JPEG, PNG-24 hoặc SVG. Trong ảnh trên, màu sắc được lưu giữ tốt trong tất cả format, chỉ bị phân dải và nhiễu đáng kể ở phần tóc, da, background và phần trên của ảnh ở định dạng GIF và PNG-8.
Techtalk via Sitepoint
Trong quá trình học Photoshop có nhiều bạn hỏi mình rằng “khi thiết kế xong thì nên lưu ảnh định dạng JPG hay PNG?”. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân tích 2 định dạng ảnh này, định dạng ảnh nào tốt nhất để chúng ta lựa chọn chế độ lưu phù hợp nhé!
Sử dụng định dạng hình ảnh nào tốt cho website của bạn?
Lựa chọn theo nhu cầu sử dụng hình ảnh trên website
Mọi người thường quá quan trọng việc tối ưu hình ảnh chuẩn Seo cho web mà quên đi mục tiêu của mình chính là khách hàng. Website dù có chuẩn SEO đến mấy mà không thu hút khách thì cũng vô dụng.
Xem ngay các cách sử dụng định dạng hình ảnh trên website của chúng tôi sau đây:
– Logo, Banner, Slogan: tất cả chúng đều là đại diện cho thương hiệu vì thế bạn nên chọn định dạng ảnh PNG để có chất lượng cao nhất.
– Ảnh sản phẩm: hãy chọn những bức ảnh PNG đẹp, rõ nét và có chất lượng cao nhất để thu hút khách hàng.
– Ảnh trong bài viết: không cần có chất lượng quá cao, chỉ cần JPG là đủ. Ảnh tron bài viết cần đạt các tiêu chí về sự phù hợp, đẹp và chuẩn seo (dung lượng < 100KB) nhằm tăng tốc độ tải trang.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các ảnh động (GIF) như các icon nhỏ để tăng tính thẩm mỹ và có thể call-to-action (kêu gọi hành động) đối với người mua.
So sánh giữa PNG và JPG – 2 định dạng phổ biến nhất hiện nay
JPG là định dạng hình ảnh rất phổ biến hiện nay. Sử dụng định dạng JPG giúp giảm dung lượng hình ảnh xuống nhưng chất lượng cũng sẽ giảm theo. Do đó nếu vị trí bạn sắp sử dụng ảnh không quá quan trọng, hãy chọn các định dạng JPG. Ngược lại, nếu đó là trang bán sản phẩm hay bất cứ nơi nào cần hình ảnh có chất lượng cao, rõ nét để khách hàng tham khảo, bạn nên dùng định dạng PNG.
PNG
Định dạng ảnh mới hơn GIF và JPEG, ảnh PNG (Portable Network Graphics) nhờ vào hai biến thể đặc biệt, nên giống như là con lai của GIF và JPEG vậy.
PNG-8
PNG-8 tương tự như GIF theo một số tiêu chuẩn, và dùng cùng một hệ 256 màu sắc (tối đa). Định dạng này có tùy chọn transparency tốt hơn và thường export ra file có kích thước bé hơn. Tuy nhiên, PNG-8 không mang chức năng hoạt ảnh (animation).
PNG-24
PNG-24 cho phép bạn render hình ảnh với hàng triệu màu – giống với JPEG – và đồng thời còn có khả năng lưu trữ dữ liệu transparent.
Vì là định dạng file lossless, nên các file PNG-24 thường có kích thước lớn hơn. Nếu chất lượng hình ảnh là tiêu chí quan trọng hàng đầu, PNG-24 sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Đặc biệt, một số dịch vụ như TinyPNG.com thường có thể giúp bạn phần nào khắc phục khuyết điểm kích thước này.
So với người anh em JPEG, file PNG-24 không tương thích rộng rãi với mọi ứng dụng và platform, phần nào giảm bớt khả năng chia sẻ trên web. Tuy nhiên, ảnh có thể được edit mà không bị giảm chất lượng.
Xếp loại: Lossless
Sử dụng trong:
- Web graphic cần transparency
- Hình ảnh với màu sắc rộng và phức tạp
- Hình ảnh cần được export và edit nhiều lần
Keywords searched by users: seo lưu hình png hay đuôi jpg tốt hơn
See more here: kientrucannam.vn
See more: https://kientrucannam.vn/vn/