Mẹo và thủ thuật nâng cao – Mảng động
Cho phép chúng ta trả về nhiều giá trị từ một hàm duy nhất, vì vậy trước đây chúng ta chỉ trả về một kết quả từ một hàm và điều đó không còn đúng nữa nên có 6 hàm mới bộ lọc hiển thị một thứ tự sắp xếp và duy nhất : Filter, Randarray, Sequence, Sort, Sortby, Unique,…
- Filter: cho phép bạn lọc giá trị dựa theo điều kiện
- Sort: Sắp xếp các mảng theo thứ tự.
- Unique: nhận danh sách các giá trị duy nhất
- Sortby: sắp xếp theo chức năng ví dụ tăng cột này và giảm cột khác.
- Sequence: cho phép bạn tạo một danh sách các số liên tiếp trong một mảng, chẳng hạn như 1, 2, 3, 4
- Randarray: tạo một phạm vi giá trị ngẫu nhiên.
- Show Formulas: Hiển thị tất cả công thức và trang tính.
Ví dụ: Cho dữ liệu như sau:
- Sử dụng hàm Filter:
Yêu cầu: Lọc ra các sản phẩm 01 dựa vào dữ liệu trên:
Bạn gõ như sau: =FILTER($A$2:$D$20,$C$2:$C$20=”SP 01″,””)
Giải thích: $A$2:$D$20: Vùng dữ liệu$C$2:$C$20: Cột dữ liệu chứa điều kiện và điều kiện trong yêu cầu trên là SP 01.
- Sử dụng hàm Sort:
Yêu cầu: Hãy sắp xếp thứ tự tăng dần theo cột Sản phẩm:
Bạn gõ như sau: =SORT($A$3:$D$20,3,1)
Giải thích: $A$3:$D$20: Phạm vi vùng dữ liệu.3: Vị trí cột trong vùng dữ liệu muốn sắp xếp.1: Sắp xếp tăng dần.
- Sử dụng hàm Unique:
Yêu cầu: Hiển thị giá trị duy nhất trong cột Sản phẩm:
Bạn gõ như sau: =UNIQUE($C$3:$C$20,FALSE)
Giải thích: $C$3:$C$20: Phạm vi dữ liệu trong cột Sản phẩm.FALSE: Sắp xếp theo hàng.
- Sử dụng hàm Sortby:
Yêu cầu: Hiển thị dữ liệu được sắp xếp theo tăng giá trị trong cột sản phẩm và giảm giá trị trong cột Doanh thu.
Bạn gõ như sau: =SORTBY($A$3:$D$20,$C$3:$C$20,1,$D$3:$D$20,-1)
Giải thích: $A$3:$D$20: Phạm vi vùng dữ liệu.$C$3:$C$20: Phạm vi dữ liệu của cột Sản phẩm.1: Sắp xếp giá trị theo tăng dần.$D$3:$D$20: Phạm vi dữ liệu trong cột Doanh thu.-1: Sắp xếp giá trị theo giảm dần.
- Sử dụng hàm Sequence:
Yêu cầu: Tạo ra một mảng gồm 5 hàng và 4 cột
Bạn gõ công thức sau: =SEQUENCE(5,4)
- Sử dụng hàm Randarray:
Yêu cầu: Tạo ra mảng giá trị nguyên ngẫu nhiên gồm 5 hàng, 3 cột, bắt đầu từ giá trị 1, kết thúc là giá trị 100.
Bạn gõ công thức sau: =RANDARRAY(5,3,1,100,TRUE)
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Tạo Drop list (danh sách thả xuống)
Để tạo danh sách dữ liệu thả xuống trong Excel, mình sẽ sử dụng công cụ Data Validation.
Ví dụ: Mình muốn tạo drop list dựa vào dữ liệu sau:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn một ô trống bất kì để chứa danh sách dữ liệu thả xuống.
Bước 2: Vào thẻ Data => Data Validation. Hộp thoại Data Validation hiện ra
Bước 3: Tại mục Allow, chọn vào List. Mục Source, bôi đen vùng dữ liệu muốn hiển thị list danh sách. Và nhấn OK.
Bước 4: Danh sách dữ liệu Họ và Tên sau khi đã tạo
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Data Analysis
Là công cụ chyên phân tích dữ liệu theo nhiều dạng một cách nhanh chóng và chính xác .
Ví dụ: Mình sẽ áp dụng vào để phân tích và thống kê dữ liệu sau:
Đầu tiên, vào thẻ Home => Analyze Data. Hiển thị ra các dạng phân tích theo dữ liệu
Tiếp theo, bạn sẽ chọn một dạng phù hợp theo yêu cầu và chọn Insert Chart ở dưới dạng phân tích đó.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Hàm dò tìm dữ liệu theo đối tượng (Hàm Vlookup)
Ví dụ: Mình có bảng dữ liệu sau:
Yêu cầu: Dựa vào Họ và tên đã cho hãy dò tìm Giới tính, Lý thuyết, Thực hành, Tổng điểm của người đó dựa vào bảng dữ liệu.
Để tìm Giới tính, bạn gõ công thức sau: =VLOOKUP($H$4,B4:F10,2,0)
Để tìm lý thuyết, bạn cũng viết công thức như tìm giới tính và vị trí cột hiển thị là 3: =VLOOKUP($H$4,B4:F10,3,0)
Tương tự bạn cũng tìm điểm thực hành, tổng điểm như vậy.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Tạo thông báo ô xác thực dữ liệu
Ví dụ: Tạo thông báo khối lượng nhập vào phải lớn hơn 0 trong dữ liệu sau:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bôi đen các dòng trong cột khối lượng.
Bước 2: Vào thẻ Data => Data Validation. Hiển thị hộp thoại Validation, bạn vào mục Input Message
Bước 3: Tích chọn vào ô Show input message when cell is selected. Mục Tilte, bạn ghi tiêu đề thông báo. Mục Input message, bạn ghi nội dung thông báo
Bước 4: Nhấn Ok để hoàn thành hiển thị thông báo.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Pivot Table Slicers & Timelines
Table Slicer: là công cụ để lọc dữ liệu theo một trường nào đó trong bảng.
Timelines: là công cụ giúp lọc dữ liệu theo đường thời gian.
Để sử dụng công cụ này, mình sẽ ví dụ bảng PivotTable ở ví dụ trên:
Đầu tiên, bạn sẽ chọn vào vị trí bất kì trong bảng PivotTable để hiển thị ra thẻ PivotTable Analyze.
Tiếp theo, tại thẻ PivotTable Analyze, bạn chọn vào Insert slicer và chọn vào các trường dữ liệu muốn lọc trong bảng Insert Slicer.
Nhấn OK để hiển thị slicer trường dữ liệu đã chọn.
Chọn một hoặc nhiều nút trong hộp Slicer để hiển thị dữ liệu theo như yêu cầu.
Tiếp theo công cụ Timelines, bạn cũng chọn vào Insert Timelines. Chọn vào trường thời gian bạn muốn lọc.
Và nhấn Ok. Sau đó, mình sẽ chọn vào thời gian muốn hiển thị dữ liệu nhé!
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Hàm so sánh logic (Hàm IF)
Là hàm cho phép bạn thực hiện phép tính so sánh logic giữa một giá trị với giá trị bạn mong muốn. (Xem chi tiết về hàm)
Ví dụ: Mình có bảng dữ liệu bên dưới:
Yêu cầu: Tính đơn giá mặt hàng, biết rằng: Nếu mặt hàng thuộc nhóm X thì giá là 2000đ, còn lại là giá 2500.
Để xử lý dữ liệu, tại ô E4 mình gõ công thức sau: =IF(C4=”X”,2000,2500)
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Hàm Index & Match
Index là hàm trả về giá trị của một phần tử mảng hoặc một mảng.
Match là hàm tìm kiếm vị trí của một dữ liệu trong vùng dữ liệu.
Ví dụ: Mình sẽ sử dụng hai hàm trên vào ví dụ sau:
Yêu cầu: Tìm Số lượng dựa vào điều kiện sau:
Để tìm số lượng dựa vào điều kiện trên, bạn gõ công thức sau: =INDEX($E$4:$E$12,MATCH(1,(I6=B4:B12)*(I7=C4:C12)*(I8=D4:D12),0),1)
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Sử dụng bộ lọc Slicer
Ví dụ: Mình sẽ dùng công cụ slicer để lọc dữ liệu sau:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn một ô bất kì trong bảng dữ liệu.
Bước 2: Trong tab Table Design, chọn vào Insert Slicer.
Bước 3: Chọn vào trường dữ liệu muốn lọc trong bảng Insert Slicer.
Bước 4: Nhấn OK để hiển thị slicer trường dữ liệu đã chọn.
Bước 5: Chọn một hoặc nhiều nút trong hộp Slicer để hiển thị dữ liệu theo như yêu cầu.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Sử dụng Freeze Panes
Đây là công cụ giúp cố định cột dòng theo yêu cầu.
Ví dụ: Mình sẽ sử dụng công cụ này cho dữ liệu bên dưới:
Để cố định dòng tiêu đề, bạn làm như sau:
Đầu tiên, bạn chọn dòng dưới dòng tiêu đề, sau đó vào thẻ View => Freeze Panes
Để cố định cột đầu tiên, bạn làm như sau:
Đầu tiên, chọn cột bên phải cột đầu tiên, sau đó vào thẻ View => Freeze Panes
Để cố định cả dòng tiêu đề và cột đầu tiên, bạn chọn vào ô giao giữa dòng sau tiêu đề và cột bên phải cột đầu tiên. Trong ví dụ là ô B4, sau đó vào View, chọn Freeze Panes.
CẢM NHẬN HỌC VIÊN
HỒ TRẦN HIẾU TRUNG (Trưởng bộ phận Phân tích tài chính, Công ty CP Giải pháp Quảng cáo trực tuyến ANTS)
Khóa học VBA ở UniTrain đã giúp tôi giải quyết được nhiều vần đề liên quan đến tự động hóa trong việc sử dụng Excel trong công việc. Nhờ tương tác với giảng viên tốt, bài tập thực hành hiệu quả và thực tiễn, tôi có thể làm quen với kiến thức VBA rất nhanh và có thể ứng dụng vào công việc một cách dễ dàng sau khóa học.
Minh họa ứng dụng VBA trong Excel
Thời lượng: 4 buổi
Nội dung khóa học:1. Giới thiệu về Dashboard Reporting2. Các hàm và chức năng thông dụng trong trình bày Dashboard3. Các loại Chart và Dashboard, hướng dẫn cách tạo, trình bày, ứng dụng biểu đồ: Waterfall Chart, Combo Chart, Line & Bar Chart…4. Các nguyên tắc lập và trình bày Dashboard, sử dụng Form controls, Pivot Charts & Slicers5. Hướng dẫn cách làm nhanh và hiệu quả nhất (best practice) được sử dụng trong thực tế vào lập và trình bày Dashboard.6. Liên kết Dashboard với PowerPoint
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Sử dụng Custom Lists
Là công cụ để sắp xếp các dữ liệu trong bảng tính.
Ví dụ: Mình sẽ áp dùng công cụ này để hiển thị và sắp xếp dữ liệu bên dưới:
Để sử dụng công cụ này, bạn vào File => Options => Advances => Chọn vào mục General => click vào Edit Custom Lists…
Hiển thị hộp thoại Custom Lists, ở mục Custom lists bạn chọn NEW LIST, mục Import list from cells bạn bôi đen vùng dữ liệu
Tiếp theo, chọn Import và nhấn Ok để hoàn thành.
Sau khi đã cài đặt công cụ Custom Lists xong, bạn chọn một ô bất kì và gõ họ tên bất kì trong vùng dữ liệu.
Tiếp theo, di chuyển con chuột tới cuối ô mới gõ họ tên bất kì, hiển thị dấu cộng và bạn kéo xuống để hiển thị các tên khác.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Sử dụng hàm Filter lọc dữ liệu.
Ví dụ: Cho vùng dữ liệu như sau:
Yêu cầu: Lọc ra điểm số phần Thực hành lớn hơn 7.
Để lọc ra điểm số theo như yêu cầu đề bài. Bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bạn bôi đen vùng dữ liệu muốn lọc. Tiếp theo vào thẻ Data => Filter.
Bước 2: Chọn vào bộ lọc bên cạnh ô Thực hành.
Bước 3: Chọn vào Number Filters => Greater Than Or Equal To…
Bước 4: Hiển thị ra hộp thoại Custom AutoFilter. Tại đây, bạn gõ điều kiện mà đề yêu cầu.
Bước 5: Nhấn Ok để hoàn thành.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Hiển thị giá trị tính toán.
Bạn muốn xem xét các giá trị hiển thị các dạng phép tính khác nhau cho bảng tổng hợp.
Ví dụ: mình muốn hiển thị phần trăm số lượng đăng kí môn học dựa vào bảng PivotTable trên. Các bước làm như sau:
Đầu tiên, bạn sẽ bôi đen dữ liệu trong cột Môn học.
Tiếp theo, nhấn chuột phải, chọn vào Show Values As và chọn % of Grand Total.
Hiển thị kết quả sau:
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Hàm đếm dữ liệu có điều kiện (Hàm Countifs)
Ví dụ: Đếm các điều kiện được yêu cầu từ dữ liệu sau:
Đếm các sản phẩm có số tiền trên 300: =COUNTIFS($D$3:$D$13,”>300″)
Đếm các sản phẩm sữa có số tiền trên 300: =COUNTIFS($C$3:$C$13,”Milk”,$D$3:$D$13,”>300″)
Đếm các sản phẩm sữa của cửa hàng MiniMart có số tiền trên 300: =COUNTIFS($C$3:$C$13,”Milk”,$B$3:$B$13,”MiniMart”,$D$3:$D$13,”>300″)
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Dữ liệu quan hệ (Relationships)
Đây là cách giúp bạn nhóm nhiều dữ liệu có mối quan hệ với nhau thành một bảng. Từ đó, sẽ phân tích và tóm tắt các giá trị trong bảng đó.
Ví dụ: Mình có 2 bảng dữ liệu như dưới.
Để nhóm 2 bảng dữ liệu trên, bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Bạn chọn 1 ô bất kì ở bảng dữ liệu thứ nhất.
Bước 2: Vào thẻ Insert => PivotTable. Hộp thoại Create PivotTable hiện ra, bạn sẽ thiết lập vùng dữ liệu (giống hướng dẫn trên) và tích chọn Add this data to the Data Model.
Bước 3: Vào thẻ PivotTable Analyze, chọn vào Relationships và chọn New
Bước 4: Tại bảng Create Relationships. Ở mục Table, bạn chọn tên bảng dữ liệu thứ nhất và chọn tên bảng dữ liệu thứ hai trong mục Relates Table. Hai bảng đều có chung quan hệ là cột ID.
Bước 4: Nhấn Ok. Nếu liên kết được thì sẽ hiện bảng sau:
Bước 5: Nhấn Close để hoàn thành.
Bước 6: Trong bảng PivotTable, chọn mục All. Kéo trường SL bán ở Table 11 xuống ô Values và kéo trường ID ở Table 13 xuống ô Rows.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Hàm DAX
Là hàm cho phép ta tạo các phép tính cực kỳ mạnh mẽ và linh hoạt trong bảng tổng hợp.
Ví dụ: Mình sử dụng bảng PivotTable được liên kết hai bảng trên.
Yêu cầu: Dùng tính năng DAX trong excel để đếm giá trị khác biệt và duy nhất trong excel.
Bạn làm như sau:
Bước 1: Chọn vào trường Table11 trong bảng PivotTable và nhấn chuột phải, chọn Add Measure.
Bước 2: Hiển thị ra hộp thoại Measure. Tại đây, bạn ghi tên measure trong ô Measure Name, xuống mục Formulas: Bạn sẽ thiết lập công thức như sau: =DISTINCTCOUNT(Table11[ID])
Bước 3: Measure mình thiết lập đã hiển thị trong Table11 ở bảng PivotTable. Tiếp theo bạn sẽ kéo Measure đó xuống dưới mục Values.
Vậy là mình đã hướng dẫn xong 30 mẹo và thủ thuật nâng cao hàng đầu trong Excel. Hi vọng bạn sẽ thực hiện thành công. Nếu thấy bài viết có ích, vui lòng đánh giá bài viết bên dưới! Trân trọng.
Có thể bạn quan tâm:
CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY
Với xu hướng tăng trưởng thần tốc của công nghệ, những công việc thủ công, lặp đi lặp lại sẽ dần bị thay thế bởi tự động. Điều này đòi hỏi ngày càng cấp thiết hơn nguồn nhân lực hiểu nguyên tắc và thiết kế được các hệ thống tự động hóa cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu báo cáo hiệu quả, thông tin chính xác và kịp thời.
Vì thế, kỹ năng coding và trình bày báo cáo để phân tích được dự báo sẽ là kỹ năng vô cùng cần thiết trong tương lai. Đó chính là kỹ năng Excel Nâng cao. Đặc biệt, đối với Kế toán và Tài chính thì Excel nâng cao bao gồm VBA và Dashboard Reporting trong Excel là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu.
Việc tổng hợp dữ liệu và lập các báo cáo thủ công bằng Excel chiếm hầu hết thời gian của người đi làm dù bạn đã tham gia các khóa học Excel. Lý do là vì bạn học lý thuyết, không có case study thực hành và chưa được hướng dẫn cách ứng dụng vào thực tế. Do đó, UniTrain xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo Excel Nâng cao với mục tiêu HỌC ĐỂ LÀM bao gồm hai ứng dụng hữu hiệu giúp bạn tự động hóa và trình bày báo cáo động tiện lợi và nhanh chóng:
- – Ứng dụng VBA trong Excel: VBA (Visual Basic for Applications) là ngôn ngữ lập trình của Excel nói riêng và các ứng dụng khác của Microsoft Office nói chung.
- – Ứng dụng Dashboard Reporting: Dashboard là một giao diện số trực quan được sử dụng để thu thập và tổng hợp dữ liệu với nhiều biểu đồ động, thay đổi theo các thông số đầu.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Thời lượng: 5 buổi
Nội dung khóa học:1. Kiến thức cơ bản về Developer tab, VBA window, sub window, tạo macro, debugging.2. Các câu lệnh lập trình thường dùng trong Cell, Range, Worksheet, Workbook cùng các tips, cách làm nhanh và hiệu quả (best practice).3. Bài tập thực hành kiến thức tổng hợp về Application, Workbook, Worksheet, Cell, Range, Object Property, Object Method, Worksheet Function.4. Ứng dụng VBA vào case study thực tế.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Sử dụng Flash Fill
Flash Fill là công cụ giúp bạn thực hiện những thao tác lặp lại các thao tác mà bạn đã làm một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Mình sẽ áp dụng Flash Fill cho bảng dữ liệu dưới đây:
Ở bảng dữ liệu thứ nhất, để tách họ tên ra 2 cột riêng biệt. Bạn làm như sau:
Tại Họ tên đầu tiên, bạn viết họ ra trong cột Họ. Để hiển thị các họ các ô sau, bạn nhấn tổ hợp phím CTRL + E
Tương tự, ở cột tên. Bạn cũng gõ tên người thứ nhất ra và nhấn CTRL + E để hiện thị các tên sau.
Tương tự bảng thứ hai bạn cũng làm tương tự vậy.
Lưu ý: Trường hợp ở cột tháng vì thời gian dòng đầu tiên ngày và tháng trùng nhau. Vì vậy, bạn sẽ viết tiếp tháng thứ 2 và nhấn CTRL + E.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Kết hợp từ nhiều file lại thành 1 file
Để gộp nhiều file lại với nhau, bạn cần có các bước sau:
Bước 1: Đưa tất cả các file lại vào cùng một thư mục như hình dưới:
Bước 2: Mở file Excel trống ra, tại đây bạn vào Data => Get Data => Chọn From File => From Folder
Bước 3: Truy cập vào thư mục chứa các file để gộp và nhấn Open để mở.
Bước 4: Tiếp theo, bạn chọn vào Combie and tranform data
Bước 5: Hiển thị hộp thoại Combie Files. Tại đây, bạn chọn vào Sheet1 là Sheet chứa dữ liệu gộp và nhấn OK
Bước 6: Hiển thị giao diện Power Query Editor
Bước 7: Tại đây, bạn cần thực hiện các thao tác sau:
– Để xóa cột bị thừa, bạn chọn vào cột đó, nhấn chuột phải và chọn Remove- Để xóa dòng bị thừa như Null: Bạn chọn vào cột bất kì chứa null => tích chọn vào bộ lọc bên cạnh cột => bỏ tích chọn Null và nhấn OK.
– Để đưa tiêu đề lên dòng đầu, ta vào thẻ Home => Use First Row as Headers- Để xóa tiêu đề bị thừa từ các file phía sau, bạn tích chọn bộ lọc bên cạnh 1 cột bất kì => tích bỏ tiêu đề => OK.
Bước 8: Sau khi hoàn thành xong, bạn vào thẻ Home => Close & Load để ra ngoài file Excel nhé!
Bước 9: Các file đã được gộp thành một file hoàn chỉnh.
Lưu ý: Để cập nhật file mới thêm vào thư mục, tại file đã gộp bạn chọn một ô bất kì, nhấn chuột phải => Refresh.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Loại dữ liệu đa dạng thức
Là công cụ chuyển đổi dữ liệu này sang nhiều dạng dữ liệu khác phong phú.
Ví dụ: Mình sẽ áp dụng công cụ này để chuyển đổi tên công ty sang loại dạng cổ phiếu trong dữ liệu dưới đây:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tạo bảng cho vùng dữ liệu bằng cách chọn một ô bất kì trong vùng dữ liệu, sau đó nhấn Ctrl + T để hiển thị bảng Create Table, bôi đen vùng phạm vi dữ liệu và nhấn Ok để tạo bảng.
Bước 2: Bôi đen vùng dữ liệu chứa tên công ty. Sau đó, vào thẻ Data => Stock
Bước 3: Bảng dữ liệu sau khi được chuyển đổi sang cổ phiếu chứng khoáng
Bây giờ, hãy chọn ô có kiểu dữ liệu. Các ‘Add Column‘ sẽ xuất hiện.
Hiển thị ra các dạng dữ liệu. Tại đây, bạn có thể chọn có dạng theo như yêu cầu nhé!
Ví dụ: Bạn quan tâm đến việc chọn ra yếu tố quyết định quan trọng nhất là Giá. Bạn sẽ chọn vào Price
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Tables
Tables là một đối tượng được đặt tên cho phép bạn quản lý nội dung bên trong một cách độc lập với phần còn lại của dữ liệu trang tính.
Ví dụ: Mình sẽ thực hiện tạo bảng trong vùng dữ liệu dưới đây:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn một ô bất kì trong vùng dữ liệu.
Bước 2: Vào thẻ Insert => Table. Hiển thị hộp thoại Create Table chứa phạm vi vùng dữ liệu.
Bước 3: Nhấn Ok để tạo bảng dữ liệu.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Lọc dữ liệu theo nhiều điều kiện (Hàm Advanced Filter).
Ví dụ: Mình có bảng dữ liệu như bên dưới:
Yêu cầu: Dựa vào điều kiện dưới đây để lọc ra dữ liệu theo yêu cầu.
Để lọc dữ liệu dựa theo nhiều điều kiện đề cho như trên bạn làm như sau:
Đầu tiên, vào thẻ Data => Advanced. Hiển thị hộp thoại Advanced Filter
Tiếp theo, Hộp thoại Advanced Filter hiện ra. Tại đây, bạn thực hiện như sau:
Tích chọn vào mục Copy to another location, mục List range: Bạn bôi đen vùng dữ liệu, mục Criteria range: Bạn bôi đen vùng chứa điều kiện dữ liệu, mục Copy to: Bạn chọn ô hiển thị kết quả.
Nhấn Ok để hoàn thành.
Mẹo và thủ thuật nâng cao – Sử dụng Text to Column
Là công cụ chuyên tách các dữ liệu thành cột riêng được chỉ định cụ thể.
Ví dụ: Trong ví dụ dưới đây, mình cần tách số liệu trong cùng một cột sang nhiều cột riêng biệt.
Bước 1: Bạn bôi đen vùng dữ liệu cần tách, đồng thời kích chuột vào Tab Data => Text to Column
Bước 2: Hiển thị ra hộp thoại Convert Text to Column Wizard, bạn chọn vào Delimited và nhấn Next
Bước 3: Tiếp theo chọn vào ô Other, gõ dấu “,” trong ô hoặc chọn Comma.
Nếu ký tự ngăn cách là ký tự khác, các bạn chọn tùy chọn tương tự với ký tự đó:
- Tab: ngăn cách nhau bằng phím tab.
- Semicolon: ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy.
- Comma: ngăn cách nhau bằng dấu phẩy.
- Space: ngăn cách nhau bằng dấu cách.
- Other: ký tự khác, nếu các bạn chọn lựa chọn này các bạn cần nhập ký tự khác vào ô vuông bên cạnh.
và nhấn Next
Bước 4: Tiếp theo bạn chọn vào General và nhấn Finish
Bạn sẽ được kết quả như bên dưới:
Mẹo và thủ thuật nâng cao – PivotTable
PivotTable giúp phân tích và tóm tắt dữ liệu để bạn có thể tổng hợp tất cả dữ liệu theo yêu cầu.
Ví dụ: Dùng PivotTable để phân tích dữ liệu sau:
Các bước thực hiện phân tích dữ liệu:
Bước 1: Chọn 1 ô bất kì trong bảng dữ liệu.
Bước 2: Vào thẻ Insert => PivotTable. Hộp thoại PivotTable hiện ra.
Tại đây, mục Table/Range: chứa vùng dữ liệu bạn muốn phân tích. Mục Choose where you want the pivotTable to be placed: Bạn tích chọn New Worksheet: để hiển thị kết quả sang sheet mới hoặc Existing Worksheet: hiển thị kết quả tại sheet chứa dữ liệu gốc và chọn ô để hiển thị kết quả tại mục Location.
Bước 3: Bảng PivotTable hiện ra. Tại đây, ví dụ mình muốn tính số lượng của môn học mà học sinh đã đăng kí.
Sau khi hoàn tất Form đăng ký Online, UniTrain sẽ liên hệ bạn để xác nhận đăng ký thành công.
– Tòa nhà Thiên Sơn, 5 Nguyễn Gia Thiều, Quận 3, TP.HCM
– Hotline tư vấn: 0901 175 625
– Email: [email protected]
Khoá học
Bài viết
Công cụ
Tất cả khóa học
Khóa học Excel
Khóa học lập trình VBA
Khóa học Power BI
Khóa học Power Query
Khóa học SQL
Khóa học Python
Khóa học Google Apps Script
Khóa học Google Sheets
Excel cơ bản
Excel nâng cao
Kiến thức VBA cơ bản
Kiến thức VBA nâng cao
Excel VBA
Google Apps Script
Google Sheets
Python
Thủ thuật Excel
SQL
Power Query
Power BI
Power BI – DAX
Lập trình Access
Microsoft Word
PowerPoint
Công cụ tạo mã QR chuyển khoản ngân hàng
Công cụ đọc file PDF
Công cụ xử lý PDF
Screen Recorder
Lọc Emails
Đọc số ra chữ
Schöner
Tra phím tắt Excel
Trang chủ
Series bài viết
Excel cơ bản
Excel nâng cao
Kiến thức VBA cơ bản
Kiến thức VBA nâng cao
Excel VBA
Google Apps Script
Google Sheets
Python
Thủ thuật Excel
SQL
Power Query
Power BI
Power BI – DAX
Lập trình Access
Microsoft Word
PowerPoint
Tài nguyên
Tài liệu
Hỏi đáp
Khoá Học
Tất cả khóa học
Khóa học Excel
Khóa học lập trình VBA
Khóa học Power BI
Khóa học Power Query
Khóa học SQL
Khóa học Python
Khóa học Google Apps Script
Khóa học Google Sheets
Công cụ
Công cụ tạo mã QR chuyển khoản ngân hàng
Công cụ đọc file PDF
Công cụ xử lý PDF
Screen Recorder
Lọc Emails
Đọc số ra chữ
Schöner
Tra phím tắt Excel
Chuyên mục: Excel nâng cao
Sự khác biệt khi xử lý nested array của công thức mảng cũ và mới trong Excel
Chúng ta hẳn ít nhiều đã biết về khái niệm mảng – array trong Excel rồi phải không nào? Tro…
INDIRECT làm việc với tham số mảng? Tất nhiên rồi
Thông thường khi ta viết hàm INDIRECT, chẳng hạn như =INDIRECT(“A1”), hàm sẽ trả về k…
Hiểu về tìm kiếm xấp xỉ trong Excel – một cách để tối ưu hóa tốc độ
tối ưu hóa tốc độ file trong excel bằng cách hiểu đúng về tìm kiếm xấp xỉ
Cách gộp nhiều mảng, vùng dữ liệu với hàm VSTACK và HSTACK trong Excel
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách gộp nhiều mảng và vùng dữ liệu theo chiều dọc hoặc chiều n…
Cách tạo menu chuyển động đẹp trong Excel sử dụng VBA
Trong khi trình bày một báo cáo động, một Dashboard, đã khi nào bạn cảm thấy thiếu vị trí cho nhữ…
Cách lấy danh sách ngẫu nhiên không trùng lặp trong Excel
Trong quá trình hỗ trợ học viên và một số khách hàng, một vấn đề mà các bạn rất hay hỏi đó là làm…
Cách lọc lấy số trong ô lẫn cả số và chữ hoặc ngược lại
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách chúng ta có thể lọc lấy số hoặc chữ trong mộ…
Cách dùng hàm FILTERXML để xử lý tách và sắp xếp dữ liệu
XML là một định dạng dữ liệu thường dùng để trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. Đặc biệ…
Hàm Hlookup trong Excel; dùng Hlookup, Vlookup hay Xlookup trong trường hợp nào
Như bạn đã biết Microsoft có 3 hàm dùng để tìm giá trị, LOOKUP, VÀ HLOOKUP, và người dùng cảm th…
Xác định ngày bất kỳ là thứ mấy trong tuần
Bạn sẽ làm thế nào khi gặp những vấn đề sau: Khi muốn biết 1 ngày bất kỳ là thứ mấy trong tuần ch…
Hướng dẫn cách đếm ký tự, ký tự đặc biệt trong một ô hoặc một dải ô trong Excel
Bài hướng dẫn này Học Excel Online sẽ giải thích cách đếm số ký tự trong Excel. Bạn sẽ biết được …
Hàm Vlookup, các lỗi thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
Hàm VLOOKUP là một trong các hàm phổ biến nhất trong Excel. Đây cũng là một trong những hàm phức …
1
2
3
4
…
46
Bài viết xem nhiều nhất
Sự khác biệt khi xử lý nested array của công thức mảng cũ và mới trong Excel
INDIRECT làm việc với tham số mảng? Tất nhiên rồi
Hiểu về tìm kiếm xấp xỉ trong Excel – một cách để tối ưu hóa tốc độ
7 ứng dụng tách chuỗi với hàm FILTERXML trong Excel
Chia khoảng thời gian để làm bài toán phân tích dữ liệu lượt truy cập
Power Query – Gộp 300 files có cột cùng tên nhưng khác vị trí
Tạo dãy số ngẫu nhiên không trùng lặp trong Excel
Tạo công cụ Merge hàng loạt trong Google Sheets
Tính khoảng cách theo đường chim bay và thực tế trong Excel, Google Sheets
Tổng hợp các hàm mảng và văn bản mới được Excel ra mắt
Ngày nay, bất kể bạn đang làm việc trên lĩnh vực nào, từ kế toán đến phân tích dữ liệu, từ nhân sự đến giám đốc kinh doanh, có kỹ năng sử dụng Excel mang lại lợi ích rất lớn trong công việc của bạn. Vì vậy, bạn nên nằm lòng các kỹ năng Excel để khẳng định vị thể của mình trong ngành.
Khi chúng ta nói về các kỹ năng Excel, chúng ta có thể phân loại thêm chúng theo 3 cấp độ:
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu chi tiết tất cả kỹ năng Excel ở ba cấp độ này, từng cấp độ một. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Dưới đây, mình sẽ cùng các bạn khám phá 10 kỹ năng Excel cơ bản, hàng đầu mà bất kỳ ai mới bắt đầu học Excel đều cần phải học. Nâng cao hơn, cùng Gitiho khai phá 10 thủ thuật Excel dành cho dân phòng:
Lưu và mở sổ làm việc Excel cũng giống như bạn thao tác trong bất kỳ ứng dụng nào khác.
Khi bạn nhấp vào tab File trên thanh công cụ, nó sẽ hiển thị cho bạn các tùy chọn để lưu tệp như Save và Save As.
Khi bạn nhấp vào thẻ Save As, hộp thoại lưu dưới dạng sẽ mở ra, ở đây bạn có thể chọn vị trí lưu và chọn định dạng cho tệp lưu để sử dụng cho mục đích sau này.
Các định dạng lưu file mà Excel cung cấp cho người dùng
Về cơ bản, Excel có các phần mở rộng tệp khác nhau mà bạn có thể sử dụng để lưu tệp làm việc.
Bạn sử dụng các bước trên nếu bạn lưu tệp lần đầu tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp, tệp đã được lưu trên thiết bị thì bạn chỉ cần nhấp tổ hợp phím Ctrl + S hoặc biểu tượng đĩa lưu trên Excel để lưu các thay đổi.
Theo cách tương tự, nếu bạn muốn mở một tệp được lưu trên hệ thống của mình, bạn có thể chuyển đến tab File trên thanh công cụ và nhấp vào thẻ Open.
Tại đây, bạn sẽ thấy các file Excel mà bạn đã làm việc gần đây, muốn chọn file nào thì bạn nhấp chuột vào file đó để mở.
Hoặc bạn nhấp chọn vào Computer và chọn Browse để chọn thêm file tại các vị trí khác nhau trong thiết bị của bạn.
Mỗi tệp làm việc bao gồm các trang tính nơi bạn có thể thêm dữ liệu của mình và phân tích nó. Mỗi khi bạn mở tệp làm việc Excel, bạn có thể thấy có các tab ở cuối cửa sổ.
Để chèn một trang tính mới, chỉ cần nhấp vào nút dấu cộng hoặc sử dụng tổ hợp phím SHIFT + F11.
Và nếu bạn muốn xóa một trang tính, chỉ cần nhấp chuột phải vào tab trang tính và sau đó chọn Delete hoặc bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Alt + H + D + S.
Nhưng có một điều bạn cần chú ý là một khi bạn xóa một trang tính, bạn không thể lấy lại nó.
Trong Excel, bạn có một loạt các tùy chọn trên tab.
1. Nhóm phông chữ (Font) cung cấp cho người dùng các tùy chọn để định dạng phông chữ như: in đậm, in nghiêng và gạch chân. Bên cạnh đó, bạn có thể thay đổi kiểu phông chữ, kích thước và màu sắc của chữ cũng như màu của ô tính Excel.
2. Nhóm Alignment hỗ trợ bạn xác định căn chỉnh của văn bản, khoảng cách lề, hợp nhất ô và ngắt văn bản.
3. Tại nhóm Number, bạn có thể áp dụng định dạng cho các giá trị trong ô tính Excel như định dạng tiền tệ, định dạng văn bản, định dạng số, v.v.
Ngoài các tùy chọn trên, bạn cũng có thể mở tùy chọn định dạng ô bằng cách nhấp chuột phải vào ô và chọn tùy chọn định dạng hoặc bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + 1 .
Khi bạn đến tab File, bạn có thể thấy có một nút Print bao gồm tất cả các tùy chọn in mà bạn có thể sử dụng để in dữ liệu từ trang tính.
Bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + P để mở tùy chọn in và khi bạn mở nó, bạn có thể thấy các tùy chọn sau ở đó:
– Print: In file của bạn
– Set Print Area: Chọn vùng in trong Excel
– Copies: Số lượng bản in
– Printer: Chọn thiết bị i
– Print Active Sheets; Chỉ in sheet hiện tại và các sheet được chọn
– Page…to…: Phạm vi trang ĩn được chọn.
– Collated: In lần lượt hết số trang bản thứ nhất rồi tới bản thứ 2.
– Uncollated: In lần lượt hết trang thứ 1 của tất cả các bản copy xong mới chuyển sang trang kết tiếp.
– Portrait Orientation: Hướng giấy dọc.
– Landscape Orientation: Hướng giấy ngang.
– A4/ Letter: Cỡ giấy
– Normal Margins: Căn lề
– Print Titles: Cài đặt tiêu đề và lặp lại tiêu đề cho tất cả các trang
– Scale: Điều chỉnh kích cỡ Sheet phù hợp với trang in
+ No Scaling: Giữ nguyên kích cỡ sheet
+ Fit sheet on One Page: Đặt toàn bộ sheet vào 1 trang in
+ Fit All Columns on One Page: Đặt toàn bộ các cột trong sheet vào 1 trang in
+ Fit All Rows on One Page: Đặt toàn bộ các dòng trong sheet vào 1 trang in
+ Custom Scaling Options: Tự điều chỉnh kích cỡ sheet khi in
Sức mạnh lớn nhất của Excel là các hàm mà bạn có thể sử dụng để thực hiện nhiều phép tính. Mình sẽ giới thiệu cho bạn 10 hàm Excel cơ bản nhất định phải biết nhé:
1. SUM: Với hàm này, bạn có thể tính tổng các giá trị từ nhiều ô hoặc bạn cũng có thể nhập giá trị trực tiếp để tính tổng vào hàm.
=SUM (num1,num2, … num_n)
Trong đó: num1, num2, … num_n biểu thị cho những số sẽ tính tổng.
=SUM(CellRange1,CellRange2,…CellRange_n)
Trong đó: CellRange1, CellRange2,… CellRange_n là những cột số.
2. COUNT: Hàm này trả về số lượng các giá trị số trong một ô. Bạn có thể tham chiếu đến các ô mà bạn có giá trị hoặc chỉ cần chèn giá trị vào đó.
=COUNT(value1, [value 2],…)
Trong đó:
– Value1 Bắt buộc. Mục đầu tiên, tham chiếu ô hoặc phạm vi trong đó bạn muốn đếm số.
– Value2, … Tùy chọn. Tối đa 255 mục, tham chiếu ô hoặc phạm vi bổ sung trong đó bạn muốn đếm số.
3. AVERAGE: Nó trả về giá trị trung bình của các giá trị số. Bạn có thể tham chiếu đến các ô mà bạn có các giá trị hoặc chỉ cần chèn chúng vào hàm.
=AVERAGE(number1, [number2],…)
Trong đó:
– Number1 Bắt buộc. Số thứ nhất, tham chiếu ô, hoặc phạm vi mà bạn muốn tính trung bình.
– Number2, … Tùy chọn. Các số, tham chiếu ô hoặc phạm vi bổ sung mà bạn muốn tính trung bình, tối đa 255.
4. TIME: Nó trả về một số sê-ri thời gian hợp lệ theo định dạng thời gian của Excel.
=TIME(hour, minute, second)
Trong đó:
– Hour (bắt buộc): Là một số từ 0 đến 32767 chỉ giờ. Mọi giá trị lớn hơn 23 sẽ được chia cho 24 và phần còn lại sẽ được coi là giá trị giờ.
– Minute (bắt buộc): Là một số từ 0 đến 32767 thể hiện phút. Mọi giá trị lớn hơn 59 sẽ được chuyển đổi thành giờ.
– Second (bắt buộc): Là một số từ 0 đến 32767 thể hiện giây. Mọi giá trị lớn hơn 59 sẽ được chuyển đổi thành giờ, phút.
Ví dụ, TIME(0,0,2000) = TIME(0,33,22) = ,023148 hoặc 12:33:20 SA
5. DATE: Nó trả về một ngày hợp lệ (số sê-ri ngày) theo định dạng thời gian của Excel bằng cách sử dụng ngày, tháng và năm.
=DATE(year,month,day)
Trong đó:
– Year: Số chỉ số năm.
– Month: Số chỉ số tháng.
– Day: Số chỉ số ngày.
+ Nếu Year lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 1899 thì Excel sẽ tự động cộng thêm 1900 vào để tính.
+ Nếu Year từ 1900 đến 9999 thì Excel sẽ dùng số đó làm năm cần tính.
+ Nếu Year nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn hoặc bằng 10000 thì Excel sẽ báo lỗi #NUM!.
+ Nếu Month lớn hơn 12 thì Excel sẽ tự quy đổi thành 12 bằng một năm và tăng số năm lên.
+ Nếu Month nhỏ hơn 1 thì Excel sẽ tự quy đổi -12 bằng 1 năm và giảm số năm đi.
+ Nếu Day lớn hơn số ngày của tháng thì Excel sẽ quy đổi thành số ngày nhiều nhất của tháng cho phù hợp và tăng số tháng lên, nếu số tháng lớn hơn 12 tháng thì số năm cũng được tăng lên.
6. LEFT: Nó trích xuất các ký tự cụ thể từ một ô / chuỗi bắt đầu từ bên trái. Bạn cần chỉ định văn bản và số ký tự cần trích xuất.
=LEFT(text,[num_chars])
Trong đó:
– Text (Bắt buộc): Chuỗi văn bản có chứa các ký tự mà bạn muốn trích xuất.
– Num_chars (Tùy chọn): Chỉ rõ số ký tự mà bạn muốn hàm LEFT trích xuất từ bên trái:
+ Num_chars phải lớn hơn hoặc bằng không;
+ Nếu num_chars lớn hơn độ dài của văn bản, hàm LEFT trả về toàn bộ văn bản;
+ Nếu num_chars được bỏ qua, thì nó được giả định là 1.
7. RIGHT: Nó trích xuất các ký tự cụ thể từ một chuỗi bắt đầu từ bên phải. Bạn cần chỉ định văn bản và số ký tự cần trích xuất.
=RIGHT(text,[num_chars])
Trong đó:
– Text (Bắt buộc): Chuỗi văn bản có chứa các ký tự mà bạn muốn trích xuất.
– Num_chars (Tùy chọn): Chỉ rõ số ký tự mà bạn muốn hàm RIGHT trích xuất từ bên phải:
+ Num_chars phải lớn hơn hoặc bằng không;
+ Nếu num_chars lớn hơn độ dài của văn bản, hàm RIGHT trả về toàn bộ văn bản;
+ Nếu num_chars được bỏ qua, thì nó được giả định là 1.
8. VLOOKUP: Nó tìm kiếm một giá trị trong một cột và có thể trả về giá trị đó hoặc một giá trị từ các cột tương ứng.
=VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Trong đó:
– Lookup_value (Bắt buộc) : Giá trị dùng để dò tìm
– Table_array (Bắt buộc): Bảng chứa giá trị cần dò tìm, để ở dạng giá trị tuyệt đối với dấu $ đằng trước.
– Col_index_num (Bắt buộc): Thứ tự của cột chứa giá trị dò tìm trên table_array.
– Range_lookup (Tùy chọn): Là phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối).
9. IF : Hàm kiểm tra một điều kiện, trả về một giá trị khi điều kiện cụ thể là TRUE và trả về một giá trị khác nếu điều kiện đó là FALSE.
=IF(logical_test,value_if_true,value_if_false)
Trong đó:
– Logical_test: Điều kiện
– Value_if_true: Giá trị trả về nếu thoả mãn điều kiện
– Value_if_false: Giá trị trả về nếu không thoả mãn điều kiện
10. NOW: Nó trả về ngày và giờ hiện tại (sử dụng cài đặt hệ thống của thiết bị) trong ô mà bạn nhập hàm.
=NOW()
Video: Ví dụ ứng hàm VLOOKUP trong thống kế bán hàng
Link video đầy đủ: Cách dùng hàm Vlookup trong Excel cùng ví dụ ứng dụng hàm Vlookup trong thống kê bán hàng
11. MOD Hàm chia lấy phần dư và QUOTIENT Hàm chia lấy phần nguyên
Đây là 2 hàm chia nâng cao trong Excel giúp bạn lấy phần dư hoặc phần nguyên của các phép chia không hết. Đồng thời, bạn có thể sử dụng chúng để kiểm tra xem đó có phải là phép chia hết không.
=MOD(number, divisor)
=QUOTIENT(numerator, denominator)
Biểu đồ là công cụ thể hiện tốt nhất các dữ liệu khi trình bày, thuyết trình. Trong Excel, tại nhóm Chart trong tab Insert, bạn tìm thấy một danh sách các biểu đồ đa dạng, đẹp mắt, có sẵn để sử dụng.
Nhưng để tạo biểu đồ trong Excel, bạn cần có dữ liệu ở định dạng phù hợp và sau đó bạn cần chọn đúng loại biểu đồ để thể hiện tốt nhất các đặc tính của dữ liệu.
Ví dụ: Nếu bạn có dữ liệu bán hàng trong 12 tháng như sau:
Bạn có thể tạo biểu đồ cột để trình bày dữ liệu hàng tháng này. Kết quả:
Hoặc bạn sử dụng biểu đồ đường nếu bạn muốn hiển thị xu hướng trong 12 tháng:
Bên cạnh đó, Excel cung cấp chức năng Recommended Charts (biểu đồ được đề xuất), đây là cách tối ưu nhất để bạn biết được loại biểu đồ nào phù hợp với dữ liệu của bạn.
Tất cả những việc bạn phải làm là chọn vùng dữ liệu muốn tạo biểu đồ và nhấp vào nút Recommended Charts trên thanh công cụ, sau đó chọn loại biểu đồ theo ý mình.
Bạn cũng có thể tùy chỉnh biểu đồ như thay đổi màu sắc, tỉ lệ, định dạng tại tab Design và tab Format.
Xem thêm: Cách thay đổi kích thước và di chuyển biểu đồ trong Excel
Excel cung cấp cho bạn một chức năng mạnh mẽ để sắp xếp dữ liệu. Để mở chức năng sắp xếp, bạn cần chuyển đến tab Data và sau đó nhấp vào nút Sort.
Tại đây, bạn có 3 tùy chọn sắp xếp:
1. Sort by: Cột được sử dụng làm cơ sở sắp xếp.
2. Sort on: Trong danh sách thả xuống, bạn có 4 tùy chọn khác nhau để sắp xếp các giá trị.
– Cell Values: Giá trị ô
– Cell Color: Màu ô
– Font Color: Màu phông chữ
– Conditional Formatting: Định dạng có điều kiện.
3. Order: Thứ tự sắp xếp hoặc một thứ tự tùy chỉnh.
Bạn cũng có thể sử dụng thêm nhiều cấp độ sắp xếp. Nếu bạn muốn thêm một cấp độ sắp xếp mới, chỉ cần nhấp vào Add Level và sau đó xác định tất cả ba tùy chọn mà chúng ta đã nói ở trên.
Các phím tắt để mở chức năng Find (tìm) là Control + F và Find & Replace (tìm và thay thế) là Control + R. Hoặc nhấp vào tab Home > Editing > Find & Select > Find.
Tại hộp thoại Find and Replace, hãy nhập giá trị bạn muốn tìm trong thanh nhập liệu Find what và trong Replace with, hãy nhập giá trị mà bạn muốn thay thế.
– Find All: Khi chọn tùy chọn này Excel sẽ mở 1 danh sách liệt kê tất cả những dữ liệu có sự xuất hiện của giá trị tìm kiếm. Bạn có thể chọn bất cứ mục nào trong danh sách và Excel sẽ chuyển tới vị trí tương ứng với lựa chọn của bạn. Cách này phù hợp với những bảng tính có số lượng dữ liệu lớn, giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm hơn.
– Find Next: Tại đây các giá trị sẽ xuất hiện lần lượt từ đầu tới cuối bảng tính. Excel sẽ hiển thị ô đầu tiên có xuất hiện giá trị tìm kiếm, sau đó bạn nhấn chuột vào Find Next để chuyển sang giá trị thứ 2 và tiếp tục nhấn chuột để lần lượt hiện ra các giá trị tiếp theo.
Và khi bạn nhấp vào nút tùy chọn, bạn sẽ thấy rằng có một số tùy chọn nâng cao mà bạn có thể sử dụng.
1. Thực hiện tìm và thay thế phân biệt chữ hoa chữ thường.2. Tìm và thay thế trong toàn bộ sổ làm việc.3. Tìm và thay thế bằng cách sử dụng định dạng ô.4. Tìm các giá trị từ các bình luận và ghi chú.
Chức năng dán đặc biệt cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn cách bạn dán các giá trị vào một ô tính Excel.
Để mở tùy chọn dán đặc biệt, bạn cần đi đến tab Home, sau đó nhấp vào menu thả xuống Paste và nhấp vào Paste Special.
Hoặc bạn có thể nhấp vào nhấp chuột phải vào vị trí muốn dán và chọn Paste Special.
Tại đây, bạn lựa chọn các tùy chọn được hiển thị ngay tại Paste, hoặc mở rộng các tùy chọn dán tại Paste Special
Trong hộp thoại Paste Special, bạn có nhiều tùy chọn có thể sử dụng.
Giả sử, bạn có một ô chứa công thức Excel, nhưng bạn chỉ muốn sao chép và dán giá trị kết quả từ ô đó. Trong trường hợp này, chỉ cần sao chép ô đó và sử dụng các tùy chọn dán trong mục “Values”.
Hoặc nếu bạn muốn sao chép và dán định dạng từ ô này sang ô khác, bạn có thể sử dụng tùy chọn “Formats”.
Từ Excel 2007 đến Excel 2019, bạn có thể xem các phím tắt bằng cách nhấn phím ALT. Tại đây, Excel sẽ hiển thị các phím tắt cho các tùy chọn có trên thanh công cụ giống như bên dưới và bạn có thể dễ dàng, nhanh chóng thao tác với các phím tắt này.
Một vài phím tắt tiêu biểu trong Excel:
Ctrl+D: Copy nội dung ô bên trên.Ctrl+R: Copy nội dung ô bên trái.Ctrl+”: Copy nội dung ô bên trên và áp dụng chỉnh sửa.Ctrl+’: Copy công thức ô bên trên và áp dụng chỉnh sửa.Ctrl+-: Mở menu xóa nội dung ô/hàng/cột.Ctrl+Shift++: Mở menu chèn nội dung ô/hàng/cột.
Shift+F2: Thực hiện chèn hoặc chỉnh sửa nội dung một ô comment.Shift+F10+M: Xóa comment đã chèn (Shift+F2).Alt+F1: Tạo biểu đồ với dữ liệu trong phạm vi ô tính đã chọn.F11: Tạo biểu đồ với dữ liệu trong một trang tính riêng.Ctrl+K: Chèn một liên kết vào nội dung ô.Enter: Kích hoạt liên kết trong một ô đã chứa liên kết (Ctrl+K).
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng 5 phím tắt cho phím F4 trong Excel
Bây giờ khi bạn đã thành thạo những kỹ năng cơ bản, điều tiếp theo bạn cần hiểu là các Kỹ năng Excel Trung cấp. Những kỹ năng này bao gồm các tùy chọn và phương pháp để quản lý và làm việc dữ liệu một cách hiệu quả.
Tùy chọn Go To Special giúp bạn điều hướng đến một ô cụ thể hoặc một phạm vi ô trong trang tính.
Để mở tùy chọn này, bạn cần đi tới tab Home ➜ Editing ➜ Find and Select ➜ Go To Special.
Tại đây, bạn thấy tùy chọn khác nhau mà bạn có thể sử dụng và chọn các loại ô khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn muốn chọn tất cả các ô trống, bạn chỉ cần chọn vào Blanks và nhấp vào OK, và nó sẽ ngay lập tức chọn tất cả các ô trống.
Tương tự như vậy, nếu bạn muốn chọn các ô có công thức và trả về số, bạn cần chọn công thức và sau đó đánh dấu đánh dấu số rồi bấm OK.
Pivot Table là một trong những cách tốt nhất để phân tích dữ liệu trong Excel bởi vì nhờ Pivot Table bạn có thể tạo một bảng tóm tắt từ một tập dữ liệu lớn.
Để tạo Pivot Table (bảng tổng hợp), hãy làm theo các bước sau:
1. Đầu tiên, hãy chuyển đến tab Insert và nhấp vào nút PivotTable trên thẻ Tables.
2. Bạn sẽ có một hộp thoại để chỉ định dữ liệu nguồn, nhưng khi bạn đã chọn dữ liệu trước khi mở hộp thoại, nó sẽ tự động lấy phạm vi.
3. Khi bạn nhấp vào OK, bạn sẽ có một thanh bên giống như bên dưới, nơi bạn có thể xác định các hàng, cột và giá trị cho bảng tổng hợp mà bạn có thể chỉ cần kéo và thả. Và bây giờ, hãy thêm “Age” vào các hàng, “Education” vào cột và “First name” vào các giá trị.
Khi bạn xác định tất cả, bạn sẽ có một biểu đồ như sau:
Trong Excel, mọi ô đều có địa chỉ là sự kết hợp của hàng và cột, vì vậy chúng ta có thể đặt tên cho một ô hoặc phạm vi ô và sau đó bạn có thể sử dụng tên đó để tham chiếu đến nó.
Giả sử bạn có 18% thuế trong ô A1 và bây giờ thay vì sử dụng tham chiếu ô, bạn có thể đặt tên cho nó và sau đó sử dụng tên đó trong mọi phép tính.
– Để đặt tên cho dữ liệu, bạn cần chuyển đến tab Formula ➜ Define Name ➜ Define Name.
– Bây giờ trong hộp thoại New Name, bạn cần xác định những điều sau:
+ Name: Tên của vùng dữ liệu.
+ Scope: Phạm vi của vùng dữ liệu trong trang tính.
+ Comment: Bình luận cho vùng dữ liệu.
+ Refers to: Địa chỉ của ô hoặc phạm vi.
Bây giờ khi bạn nhấp vào OK, Excel sẽ gán tên đó cho ô A1 và bạn có thể sử dụng tên đó trong các công thức để tham chiếu đến ô A1.
Danh sách thả xuống về cơ bản là một danh sách các giá trị được xác định trước, có thể giúp bạn nhanh chóng nhập dữ liệu vào một ô.
Để tạo danh sách thả xuống, bạn cần chuyển đến tab Data ➜ Data Tools ➜ Data Validation ➜ Data Validation.
Bây giờ hộp thoại Data Validation mở ra, bạn cần chọn “List” để tạo danh sách và tham chiếu đến phạm vi từ vùng dữ liệu bạn muốn lấy giá trị hoặc bạn cũng có thể chèn giá trị trực tiếp vào thẻ “Source”.
Cuối cùng, bấm OK
Bây giờ khi bạn quay lại ô tính ban đầu, bạn sẽ có một danh sách thả xuống từ đó bạn có thể chọn giá trị để chèn vào ô.
Xem thêm: Cách lựa chọn điều kiện nhập dữ liệu trong Data Validation trong Excel cơ bản
Định dạng có điều kiện là sử dụng các điều kiện và công thức để định dạng, hơn hết là Excel cung cấp hơn 20 tùy chọn mà bạn có thể áp dụng chỉ với một cú nhấp chuột.
Giả sử nếu bạn muốn đánh dấu tất cả các giá trị trùng lặp từ một phạm vi ô tính, bạn chỉ cần đi tới tab Home ➜ Conditional Formatting ➜ Highlight Rules ➜ Duplicate Values.
Hoặc bạn cũng có thể chọn các Data Bars (thanh dữ liệu), Color Scales (màu sắc) và Icon (biểu tượng) để áp dụng làm nổi bật cho các ô tính.
Bảng Excel chuyển đổi dữ liệu bình thường thành một bảng có cấu trúc, nơi bạn có thể sắp xếp, lọc và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng.
Đây là bảng mà mình đã tạo trong Excel.
Để chuyển đổi dữ liệu bình thường của bạn thành một bảng Excel, tất cả những gì bạn cần làm là nhấp tổ hợp phím tắt Ctrl + T hoặc bạn cũng có thể chuyển đến tab Insert ➜ Table.
Nếu đang sử dụng Office 365, bạn có quyền truy cập vào nút Idea mới do Microsoft giới thiệu, công cụ này có thể giúp bạn phân tích dữ liệu của mình một cách dễ dàng bằng cách đề xuất và tạo:
Bạn chỉ cần chọn vùng dữ liệu muốn phân tích và sau đó nhấp vào nút Idea trên tab Home.
Phải mất vài giây để phân tích dữ liệu và sau đó nó hiển thị cho bạn danh sách các kết quả có thể xảy ra.
Sparklines (biểu đồ thu nhỏ) là những biểu đồ nhỏ mà bạn có thể chèn vào một ô tính, dựa trên một loạt dữ liệu.
Để chèn một biểu đồ thu nhỏ, bạn cần vào tab Insert ➜ Sparklines.
Có 3 loại biểu đồ Sparklines mà bạn có thể chèn vào một ô.
Line (Hàng)
Column (Cột)
Win – Loss
Khi bạn nhấp biểu tượng biểu đồ trong Sparklines, Excel sẽ hiển thị cho bạn một hộp thoại nơi bạn cần chọn phạm vi dữ liệu và phạm vi đích để chèn biểu đồ.
Ngoài ra, bạn có các tùy chọn để tùy chỉnh biểu đồ thu nhỏ như thay đổi màu sắc của nó, thêm điểm đánh dấu và nhiều thay đổi nữa từ tab Sparklines.
Với tùy chọn Text to Column, bạn có thể chia một cột thành nhiều cột bằng dấu phân tách, đây là một trong những cách tốt nhất để thay đổi và chuyển đổi dữ liệu của bạn.
Nhìn vào bảng dưới đây, nơi bạn có một cột có tên và giữa họ và tên có một khoảng trắng.
Bạn có thể chia cột này thành hai cột khác nhau (tên và họ) bằng cách sử dụng Text to Column, trong đó dấu cách được coi là dấu phân cách.
Đầu tiên, hãy chuyển đến tab Data và nhấp vào Text to Column.
Bây giờ, từ hộp thoại chọn Delimited và nhấp vào tiếp theo.
Sau đó, đánh dấu chọn vào Space (khoảng trống). Như bạn có thể thấy tại phần Data preview, nó đã tách các giá trị khỏi cột bằng cách sử dụng dấu cách.
Cuối cùng bạn bấm Finish để hoàn thành.
Thời điểm bạn nhấp kết thúc, nó sẽ chuyển đổi một cột Họ tên đầy đủ ban đầu thành hai cột khác nhau (họ và tên).
Khi đọc tên công cụ, chúng ta có thể hiểu được về lợi ích của công cụ này. Công cụ phân tích nhanh cho phép bạn phân tích và trình bày dữ liệu bằng một hoặc hai lần nhấp chuột.
Dưới đây, bạn có dữ liệu học sinh với điểm toán của họ. Nếu bạn chọn vùng dữ liệu này, bạn sẽ thấy một biểu tượng nhỏ ở cuối màn hình, đó là nút cho Quick Analysis Tool (công cụ phân tích nhanh).
Bây giờ khi bạn nhấp vào nó, nó sẽ hiển thị cho bạn một vài tab từ đó bạn có thể chọn các tùy chọn. Bây giờ chúng ta hãy khám phá từng thẻ một.
Formatting: Thẻ này cho phép bạn thêm định dạng có điều kiện vào bảng đã chọn, chẳng hạn như thanh dữ liệu, thang màu, bộ biểu tượng và các quy tắc định dạng có điều kiện khác.
Chart: Tab này hiển thị cho bạn một số biểu đồ được đề xuất mà bạn có thể chèn với dữ liệu đã chọn hoặc bạn cũng có thể nhấp vào More Charts để chọn một biểu đồ cụ thể.
Total: Từ tab này, bạn có thể nhanh chóng thêm một số công thức cơ bản, như Average, Count, Running Total và nhiều công thức khác.
Bảng : Từ tab này, bạn có thể chèn một Pivot Table với dữ liệu đã chọn hoặc bạn cũng có thể sử dụng một bảng Excel cho nó.
Sparklines : Tab này cho phép bạn thêm Sparkline.
Xem thêm: Hướng dẫn cách hiển thị số trên biểu đồ cột trong Excel 2021
Các kỹ năng Excel nâng cao thiên về giải quyết các vấn đề phức tạp và giúp bạn thực hiện tất cả các công việc cần làm trong Excel một cách hiệu quả.
Dưới đây là các kỹ năng Excel nâng cao hàng đầu mà bạn cần phải nắm vững.
Công thức Excel nâng cao có nghĩa là kết hợp các hàm Excel khác nhau để tính một giá trị cụ thể mà không thể tính theo cách khác. Dưới đây là danh sách một số công thức Excel nâng cao mà bạn nên biết:
Bạn có thể tạo hầu hết các biểu đồ trong Excel với một vài cú nhấp chuột, nhưng ngoài các biểu đồ đó, bạn cũng có thể tạo một số biểu đồ nâng cao.
Biểu đồ Excel nâng cao dành cho một mục đích cụ thể và cần bạn dành vài phút để tìm hiểu cách tạo và cách chúng trình bày dữ liệu.
Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm biểu đồ người trong Excel nhé!
Tạo biểu đồ người trong Excel rất đơn giản và dễ dàng, chúng ta chỉ cần vài cú nhấp chuột. Đây là bảng dữ liệu mà tôi đang sử dụng cho ví dụ này:
Trước hết, bạn vào Insert Tab ➜ Add-Ins ➜ bấm vào nút nhỏ màu xanh lá cây.
Excel sẽ chèn một biểu đồ người với dữ liệu giả. Bây giờ, bước tiếp theo của bạn là kết nối dữ liệu của mình với biểu đồ.
Nhấp vào biểu tượng dữ liệu và sau đó nhấp vào nút Select your data (chọn dữ liệu của bạn).
Bây giờ, bạn chọn bảng dữ liệu và nhấp vào nút Create để tạo biểu đồ.
Điều cuối cùng là bạn hãy chọn một tiêu đề cho biểu đồ của mình. Một lần nữa, bạn nhấp vào biểu tượng dữ liệu màu xanh và thay đổi tiêu đề mặc định thành tiêu đề mong muốn vào phần Title.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành biểu đồ hình người trong Excel. Trông thật chuyên nghiệp và bắt mắt phải không nào!
Sau khi tạo được biểu đồ hình người, bạn có thể thực hiện một số thay đổi như sau:
Có 3 loại biểu đồ mà chúng ta có thể sử dụng. Bạn nhấp vào nút Settings (cài đặt) và chọn loại biểu đồ bạn muốn.
Chúng ta cũng có thể sử dụng các chủ đề khác nhau cho biểu đồ hình người của mình. Excel cung cấp 7 chủ đề cho chúng ta sử dụng. Nhấp vào nút Settings (cài đặt) và chọn loại chủ đề bạn muốn.
Chúng tôi không chỉ có một hình dạng biểu đồ hình duy nhất áp dụng cho các loại dữ liệu. Mà chúng ta có thể lựa chọn 12 hình dạng khác nhau đối với biểu đồ hình tùy theo mục đích sử dụng và đặc tính của dữ liệu.
Bạn hãy nhấp vào nút Settings (cài đặt) và chọn một hình dạng mà bạn muốn.
VBA là ngôn ngữ lập trình được tích hợp trong Microsoft và bạn có thể sử dụng nó trong Excel để viết mã VBA nhằm tự động hóa các hoạt động mà bạn thường thực hiện theo cách thủ công.
Hệ thống các kiến thức cơ bản lập trình VBA trong Excel1. Tạo một macros: Trong VBA Excel, ta có thể tự động hóa một nhiệm vụ với nhiều thao tác bằng cách tạo ra một Macros.
2. Msgbox: Khi thực hiện các lệnh trong Macros. Ta muốn thông báo cho người dùng biết khi họ đã chuẩn bị, đã thực hiện xong một thao tác nào đó. Hoặc chỉ là cảnh báo việc họ đã nhập sai trường dữ liệu chuẩn.
3. Workbook và Worksheet object: Đề cập phạm vi áp dụng các lệnh VBA Excel trong toàn bộ workbook hay chỉ đơn thuần trong worksheet.
4. Range object: Đối tượng và vùng tương ứng với một ô hoặc một vùng ô trong Excel. Đây là đối tượng quan trọng nhất trong VBA Excel.
5. Variables: Đây là một loại biến trong lập trình Excel.
6. If then Statements: Giống như trong Excel thông thường. Bạn dùn ghàm if để so sánh xem điều kiện có thỏa mãn không.
7. Loop: Vòng lặp- đây là một trong những kỹ thuật mạnh mẽ nhất trong VBA Excel. Vòng lặp cho phép chúng ta lặp lại thao tác trong 1 vùng ô với mấy dòng lệnh đơn giản.
8. Userform: Đây là các nút bấm, box nhập liệu, nhãn,… Được sử dụng để thiết kế giao diện giúp giao tiếp với người dùng một cách chuyên nghiệp hơn.
9. Event: Sự kiện trong Excel là các hành động của người dùng sau đó ta dùng code để thực hiện các thao tác nào đó sau khi người dùng thực hiện các sự kiện có sẵn.
10. Function & Sub: Trong Excel thì function cho phép phải trả về một giá trị còn Sub thì không.
Power Query là công cụ giúp tạo ra 1 quy trình tự động cho việc tổ chức, xử lý, tái cấu trúc lại bảng dữ liệu. Trong các phiên bản Office 2013 trở về trước (2010, 2013), bạn phải cài đặt Power Query dưới dạng 1 Add-in (tiện ích mở rộng).
Từ phiên bản Office 2016 trở về sau (2016, 2019, 365), Power Query đã được tích hợp sẵn trong Excel: Nhóm Get & Transform Data trong thẻ Data.
Các chức năng chính của Power Query là:1. Dễ dàng sử dụng trình chỉnh sửa+ Thêm hoặc xóa cột trong bảng+ Lọc dữ liệu theo cột+ Kết hợp hai bảng với nhau+ Sắp xếp dữ liệu bằng cách sử dụng bộ lọc Excel+ Đổi tên cột+ Xóa lỗi từ bảng2. Thực hiện các công việc lặp lại 1 cách đơn giản3. Không cần kiến thức lập trình bạn vẫn có thể dễ dàng sử dụng Power Query để phân tích dữ liệu4. Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như+ File CSV+ File văn bản+ Cơ sở dữ liệu SQL+ File XML+ Microsoft Access Databases
Power Pivot là một tính năng của Microsoft Excel đã được giới thiệu như một phần bổ trợ cho Excel 2010 và 2013 và hiện là một tính năng gốc cho Excel 2016 và 365. Power Pivot cho Excel cho phép bạn nhập hàng triệu hàng dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu vào một sổ làm việc Excel, tạo mối quan hệ giữa dữ liệu không đồng nhất, tạo các cột và số đo được tính toán bằng cách sử dụng công thức, xây dựng PivotTable và PivotCharts, sau đó phân tích thêm dữ liệu để bạn có thể đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời mà không cần hỗ trợ công nghệ thông tin.
Ngôn ngữ biểu thức chính mà Microsoft sử dụng trong Power Pivot là DAX (biểu thức phân tích dữ liệu), là một tập hợp các hàm, toán tử và hằng số có thể được sử dụng trong một công thức hoặc biểu thức, để tính toán và trả về một hoặc nhiều giá trị. Công thức DAX sẽ trông quen thuộc, vì nhiều người trong chúng ta đã từng sử dụng các công thức có cú pháp tương tự (ví dụ, SUM, AVERAGE, TRUNC).
Những lợi ích chính của việc sử dụng Power Pivot so với Excel như sau:
– Power Pivot cho phép bạn nhập và thao tác hàng trăm triệu hàng dữ liệu trong đó Excel có giới hạn khó chỉ hơn một triệu hàng.
– Power Pivot cho phép bạn nhập dữ liệu từ nhiều nguồn vào một sổ làm việc nguồn duy nhất mà không cần phải tạo nhiều trang tính nguồn bị các vấn đề về kiểm soát phiên bản và khả năng chuyển nhượng.
– Power Pivot cho phép bạn thao tác dữ liệu đã nhập, phân tích và đưa ra kết luận mà không làm chậm máy tính của bạn.
– Power Pivot cho phép bạn trực quan hóa dữ liệu với PivotCharts và Power BI.
Xem thêm: Cách chèn dữ liệu từ bảng trong Excel vào Power Pivot
Qua bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về 25 kỹ năng Excel từ cơ bản đến nâng cao dành cho tất cả mọi người từ người mới bắt đầu sử dụng Excel đến các chuyên viên, doanh nghiệp sử dụng Excel để phân tích dữ liệu, đưa ra các giải pháp kịp thời cho công việc. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công cho công việc của mình và đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích khác nhé.
KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO
0 thảo luận
TRỞ THÀNH MASTER EXCEL VỚI 18 BÀI HỌC TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
Microsoft Excel là một trong các kỹ năng tin học văn phòng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần ở ứng viên vì tính thực tiễn của nó trong công việc. Thành thạo Excel giúp bạn có một kỹ năng nổi trội hơn so với các ứng viên khác.
Nhưng giữa muôn vàn kiến thức về Excel, bạn nên học từ đâu? Đừng lo, chúng mình đã tổng hợp giúp các bạn 18 bài học về Excel từ A-Z đây.
1. Gà Excel – giới thiệu về Excel cho người mới bắt đầu
2. Các thao tác cơ bản nhất trong Excel
3. Hướng dẫn nhập dữ liệu và tính năng của các thẻ trong Menu Excel
4. Các hàm quan trọng nhất trong Excel
– Nhóm hàm tính Tổng SUM_SUMIF_SUMIFs: https://youtu.be/RXj9T-wSZWk
– Các hàm đếm: (Count, CountA, CountBlank,CountIFs): https://youtu.be/yHLGXACgTU0
– Hàm IF và hàm AND, OR: https://youtu.be/_41-_Q6_LsE
– Các hàm xử lý chuỗi (Left, Right, Mid, Search,…): https://youtu.be/olnU9t2Dr4Y
– Hàm Tìm kiếm VLookup và Hlookup: https://youtu.be/zlVq9bUpbyc
– Các hàm quan trọng khác: https://youtu.be/6ZqfZ5JFuTA
5. Pivot table trong Excel: https://youtu.be/Bukqq7vupEg
6. Tìm kiếm thông tin với chức năng lọc và sắp xếp thông minh: https://youtu.be/gmGNVd8V8Mg
7. Format Cell (định dạng cell): https://youtu.be/clQeM5k0XP0
8. Định Dạng có điều kiện (Conditional formatting): https://youtu.be/v-lfPgj2prU
9. Cách copy thông minh với “Paste special”: https://youtu.be/4GDYTDq2QbU
10. Tất tần tật về các dạng biểu đồ: https://youtu.be/NpFOpCK8SPk
11. Những điều cần biết về in ấn: https://youtu.be/Vf1Lt4gYqn0
12. Tạo báo cáo động Dashboard: https://youtu.be/HLBpUHYU6CI
13. Công thức mảng trong Excel: https://youtu.be/Qj2CtucX6yQ
14. Các kỹ năng khác (Flash Fill/Remove duplicate,..): https://youtu.be/s54HDvaqg2I
15. Record Macro: https://youtu.be/vM7i37Kkw80
16. Lập trình VBA Trong Excel: https://youtu.be/0a9m17AdKpM
17. Các phím tắt thông dụng: https://youtu.be/Xne7UmDP9TU
18. Các thủ thuật hay trong Excel giúp bạn nâng trình độ từ cơ bản lên cao thủ:
– Phần 1/4: https://youtu.be/z2IW7FrpVLs
– Phần 2/4: https://youtu.be/Amdxvm6OJz4
– Phần 3/4: https://youtu.be/w2FXwxWYYcc
– Phần 4/4: https://youtu.be/Mh7pkYVP3tk
Đến đây, bạn đã biết được kha khá bài học về Excel rồi. Nhưng nếu chỉ xem mà không có thực hành thì kiến thức sẽ trôi tuột mất đó.
Keywords searched by users: học excel nâng cao
Categories: Tóm tắt 74 Học Excel Nâng Cao
See more here: kientrucannam.vn
See more: https://kientrucannam.vn/vn/