Hồ sơ kiến trúc để xây dựng nhà là điều quan trọng và là bước đầu tiên cần thực hiện khi gia chủ bắt tay vào công cuộc xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, nếu không phải là người trong ngành, ít ai hiểu được bộ hồ sơ này có ý nghĩa gì, thể hiện điều gì, cung cấp thông tin gì đồng thời đóng vai trò quan trọng như thế nào trong thiết kế xây dựng. Nếu quý vị cũng đang băn khoăn về những điều này, hãy cùng với Kiến trúc An Nam theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn về hồ sơ kiến trúc nhé!
Hồ sơ kiến trúc là gì?
Hồ sơ kiến trúc là một bộ giấy tờ được dùng để diễn tả chi tiết về căn nhà của bạn. Hồ sơ kiến trúc được coi là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng nhà ở giúp chủ đầu tư có thể định hình được công việc xây dựng một cách dễ dàng.
Dựa vào hồ sơ thiết kế đội ngũ công nhân xây dựng sẽ biết được cần phải xây dựng ngôi nhà như thế nào, có đúng với yêu cầu, mong muốn của chủ đầu tư hay không.
Hồ sơ kiến trúc bao gồm những gì?
Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.
Bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc Dì Huế (Kim Long, TP Huế )
Một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc đầy đủ bao gồm những hạng mục sau:
Ảnh phối cảnh 3D công trình kiến trúc
Hình ảnh phối cảnh 3D sẽ cho phép bạn hình dung được căn nhà của mình trong tương lai sẽ ra sao, kiến trúc, vật liệu ngoại thất và cảnh quan xung quanh như thế nào.
Một mẫu thiết kế 3D thông thường sẽ có từ 2 đến 3 ảnh hoặc có nhiều hơn và được in màu trên bìa cứng chất lượng loại 1. Mỗi ảnh sẽ có một góc nhìn khác nhau về căn của bạn giúp bạn có thể hình dung một cách bao quát về toàn bộ ngôi nhà của mình.
Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng của ngôi nhà
Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng của ngôi nhà cụ thể gồm có:
– Mặt bằng tổng thể: Bản vẽ mặt bằng tổng thể để thể hiện vị trí các công trình và hệ thống cây xanh, đường đi, tổng quan quy hoạch của lô đất. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể có đánh dấu hướng nam, hướng bắc để giúp chủ nhà có thể định hướng được cửa nhà với cổng, hướng cổng với giao thông đi lại ở trong sân.
– Mặt bằng các tầng: Bản vẽ mặt bằng các tầng thể hiện vị trí, kích thước của các bức tường, các vách ngăn của cầu thang, cách bố trí các phòng, đồ đạc, thiết bị, diện tích của các phòng. Dựa vào bản vẽ thiết kế mặt bằng các tầng đội ngũ thi công sẽ biết những hạng mục mình cần phải làm, từ đó công việc xây dựng trở nên suôn sẻ và chính xác hơn.
– Mặt đứng: Bản vẽ mặt đứng là bản vẽ thể hiện chi tiết cách trang trí kiến trúc ngoại thất của toàn bộ ngôi nhà, vị trí và kích thước chi tiết.
– Mặt cắt: Bản vẽ mặt cắt sẽ thể hiện chi tiết phần kết cấu của các bộ phận ở bên trong ngôi nhà như: kích thước của các bức tường, các cửa, sàn nhà, mái, kích thước của các tầng, vị trí, hình dáng kiến trúc bên trong của các phòng trong ngôi nhà.
Bản vẽ chi tiết của dầm, sàn, mái
Bản vẽ chi tiết của dầm, sàn, mái nhà gồm có:
– Bản vẽ mặt bằng chi tiết bậc, sảnh chính… cũng như tất cả các bản vẽ kiến trúc khác bản vẽ mặt bằng chi tiết bạt, mái, sàn được ghi chú đầy đủ các lớp cấu tạo, các loại vật liệu giúp bạn yên tâm hoàn toàn trong quá trình thi công.
– Bản vẽ chi tiết sảnh chính: Bản vẽ chi tiết sảnh chính thể hiện chi tiết cách trang trí ngoại thất công trình. Qua các chi tiết trang trí, người xem có thể hình dung được ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc nào.
Bản vẽ chi tiết cầu thang, vệ sinh, sàn, cửa, cổng, hàng rào
Bản vẽ chi tiết cầu thang, vệ sinh, sàn, cửa, cổng, hàng rào thể hiện tất cả các kích thước, các loại vật liệu chỉ định sử dụng, màu sắc… đều được ghi chú một cách rõ ràng. Bản vẽ chi tiết cầu thang, nhà vệ sinh, sàn, cửa, cổng, hàng rào gồm có:
– Bản vẽ mặt bằng chi tiết thang.
– Bản vẽ chi tiết thang bộ, tay vịn, trụ đứng.
– Bản vẽ mặt bằng chi tiết WC.
– Bản vẽ mặt cắt – mặt bằng trần.
– Bản vẽ mặt bằng định vị cửa.
Tác dụng của hồ sơ kiến trúc là gì?
Đối với chủ đầu tư
Dựa vào hồ sơ kiến trúc, chủ đầu tư sẽ biết được công trình kiến trúc mà mình thuê thiết kế có đúng như với yêu cầu của mình hay không.
Nhờ vào hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc, chủ đầu tư có thể giám sát được quá trình thi công nhà của mình có đúng theo bản vẽ hay không, các loại vật liệu đưa vào đã đúng như trong hồ sơ chưa. Kích thước tường, cửa, cầu thang… đã đúng chuẩn hay chưa.
Đối với đội ngũ thi công
Dựa vào hồ sơ thiết kế kiến trúc, đội ngũ nhân công sẽ biết được mình cần phải làm những gì, thi công xây dựng ra sao, các loại vật liệu được đưa vào xây dựng là loại vật liệu như thế nào.
Kết
Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về nội dung hồ sơ kiến trúc và các tiểu chuẩn cần có của bộ hồ sơ kiến trúc. Hồ sơ kiến trúc có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công trên thực tế. Hi vọng rằng với những thông tin mà Kiến trúc An Nam cung cấp phía trên, sẽ giúp bạn có được những kiến thức về kiến trúc hữu ích cho mình.
Thông tin liên hệ tư vấn và thi công thiết kế kiến trúc
CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG – CƠ KHÍ AN NAM
- VP1: 306/34 hẻm 306 Nguyễn Ái Quốc. Kp.10, P. Hố Nai, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
- VP 2: 59A, Ấp 1, Tổ 2, X. Thạnh Phú, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
- Hotline: 088 8116656 (Tư vấn)
- Hotline: 0918 457 453 (Mr. Nam)
- Email:annam181279@gmail.com
- Website: kientrucannam.vn
- MST: 3603370366