Các tính năng nổi bật của “chị Google”
Google Assistant thường trò chuyện và tương tác với người dùng thông qua giọng nữ đặc trưng. Vậy nên, mọi người thường gọi Google Assistant là “chị Google”. Dưới đây là một số tính năng của chị Google.
Tìm đường bằng khẩu lệnh
Bằng cách nói chuyện với Google, bạn có thể tìm đường và xác định vị trí một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Thông thường, chúng ta sẽ có một câu khẩu lệnh là “Tìm đường đi [địa điểm]”. Lúc này, chị Google sẽ được kích hoạt và cung cấp bản đồ chỉ dẫn chính xác nhất cho người dùng.
Gửi tin nhắn, hẹn giờ
Google Assistant cung cấp tính năng gửi tin nhắn và cho phép người dùng gửi đến bất kỳ ai chỉ với một vài câu lệnh cơ bản.
Đầu tiên, bạn kích hoạt Google Assistant bằng câu lệnh Hey Google, OK Google, tiếp đó tiếp tục yêu cầu “Gửi tin nhắn đến [người nhận trong danh bạ/số điện thoại] với nội dung [đọc nội dung của tin nhắn muốn gửi]”.
Ngay sau đó, tin nhắn sẽ được gửi đi một cách tự động mà bạn không cần phải nhập bất cứ nội dung nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng này để gửi voice chat, gửi tin nhắn đến group hoặc tùy ý gửi đến bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào mà mình muốn
Bên cạnh đó, Google Assistant còn cung cấp tính năng hẹn giờ để người dùng thuận tiện trong việc quản lý thời gian. Tương tự, bạn cũng nói chuyện với Google và đọc các câu lệnh như “Hẹn giờ báo thức lúc [thời gian]” để Google Assistant thông báo vào đúng thời gian đã hẹn.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Đây là tính năng khá quen thuộc của Google Assistant. Với tính năng này, bạn chỉ cần gọi chị Google, sau đó nói câu lệnh đơn giản như “Tìm kiếm [nội dung’]”. Khi đó, Google Assistant sẽ lập tức tìm kiếm rồi trả kết quả về cho bạn trong tích tắc.
Ngoài ra, tính năng này còn được nhiều bạn trẻ sử dụng như một “thú vui tiêu khiển” mỗi khi thấy buồn chán. Đơn giản là bạn chỉ cần hỏi Google Assistant một vài câu hỏi “vô tri” và đợi công cụ này trả lời là đủ.
Chức năng tự học
Ngoài việc cho phép người dùng nói chuyện với Google, Google Assistant còn có khả năng tự học hỏi và cải thiện tốc độ phản hồi trước yêu cầu của họ Các gợi ý sau này sẽ được phân tích dựa trên những tương tác mà bạn đã thực hiện trước đây, từ đó mang lại những trải nghiệm cá nhân hóa cho mỗi người dùng.
Chẳng hạn như bạn thường xuyên hỏi Google Assistant về một địa điểm nào đó, Google Assistant sẽ ghi nhớ và đưa ra các phản hồi liên quan cho những yêu cầu sau này.
Tương thích với nhiều thiết bị
Google Assistant giúp người dùng điều khiển và sử dụng các thiết bị khác nhau một cách dễ dàng nhất. Trợ lý ảo này không chỉ được tích hợp trong điện thoại thông minh, mà còn tương thích với nhiều thiết bị trong gia đình như tivi, máy rửa chén, máy điều hòa… Điểm đặc biệt là bạn chỉ cần ở yên một chỗ và điều khiển chúng chỉ với một vài câu lệnh đơn giản.
Hỗ trợ sắp xếp kế hoạch
Thay vì tốn thời gian viết chi chít trên các quyển sổ tay, dán giấy note đầy nhà hoặc phải tự mình nhớ hàng tá công việc trong đầu, bạn chỉ cần nói chuyện với Google Assistant và yêu cầu trợ lý ảo này tạo lịch trình để quản lý thời gian một cách hiệu quả và tối ưu hơn.
Cứ mỗi khi đến thời gian cần hoàn thành việc gì đó, Google Assistant đều sẽ nhắc nhở nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm giao nhiệm vụ này cho Google Assistant.
Giải trí với chị Google
Như đã đề cập ở trên, ngoài các tính năng vượt trội, chị Google còn được nhiều người sử dụng như một công cụ giải trí mỗi khi họ buồn chán. Rất đơn giản, bạn chỉ cần mở Google Assistant lên và nói chuyện với Google, sau đó đợi những câu trả lời dí dỏm, hài hước và có phần “vô tri” của chị.
Học ngôn ngữ mới
Google Assistant có khả năng học hỏi và hiểu biết hầu hết các loại ngôn ngữ được đang được sử dụng trên thế giới. Thông qua đó, công cụ này có thể phiên dịch bất kỳ ngôn ngữ nào một cách nhanh chóng nhất. Để làm điều này, bạn chỉ cần đọc câu lệnh, sau đó yêu cầu Google Assistant dịch là được.
Photographer
Bây giờ, bạn cũng chẳng cần phải truy cập vào ứng dụng chụp ảnh trên điện thoại nữa, mà chỉ cần gọi Google Assistant và yêu cầu công cụ thực hiện chức năng này cho mình. Hãy nói “Chụp ảnh” để lưu trữ những kỉ niệm tươi đẹp bên trong khung hình – nhất là khi bạn đang không rảnh tay để chụp.
Trong thời đại của công nghệ và mạng xã hội, chúng ta đều biết rằng các công ty lớn và cả các thiết bị điện tử đều đang thu thập thông tin về chúng ta.
Nhưng những công ty đó biết được bao nhiêu về bạn?
Một cư dân mạng tên là Trish, làm trong ngành tiếp thị kỹ thuật số, đã chia sẻ một cách rất dễ để bạn tìm ra những “nhận định” của Google về bạn, chủ yếu dựa trên những gì bạn đã tìm kiếm, những trang web bạn đã xem… Trish cho biết, cô nhận ra rằng Google nắm khá nhiều thông tin về người sử dụng, bởi bây giờ ai cần gì cũng lên mạng tìm qua Google mà.
Google biết nhiều về bạn hơn bạn tưởng? Ảnh: Ulrich Baumgarten/ Getty Images.
Trish cũng giải thích: “Nếu bạn có bao giờ từng nghĩ: “Ơ, sao mình lại nhìn thấy quảng cáo này nhỉ?”, thì hãy biết rằng đó là do Google đã có sẵn những “kết luận” về bạn, để rồi dựa trên những kết luận đó mà hiển thị quảng cáo đấy”.
Sau đó, Trish chỉ cách để mọi người tìm hiểu xem Google đang “nghĩ” những gì về mình. Theo đó, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google, rồi vào trang web adssettings.google.com. Tại đây, bạn sẽ thấy những thông tin mà Google nhận định về bạn và hiểu ra tại sao bạn thường xuyên nhìn thấy những quảng cáo nhất định mỗi khi vào mạng.
Trong những thông tin được đưa ra, bạn sẽ thấy Google ước đoán lứa tuổi của bạn, giới tính, tình trạng hôn nhân, có con cái hay chưa, thu nhập cao hay không, cùng những chủ đề mà Google nghĩ là bạn quan tâm.
Bạn hãy thử xem Google nghĩ gì về chính bạn? Ảnh: Fingo.
Đối với Trish, những nhận định của Google “chính xác một cách đáng sợ”.
Đã có hơn 6 triệu người xem bài đăng của Trish và bài nhận được hơn 1 triệu lượt thích, cùng hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ.
Nhiều cư dân mạng nói rằng, họ cảm thấy “ấm ức” về những nhận định của Google về chính mình. Họ viết những câu như:
“Thật bực bội khi Google đoán là tôi hơn 55 tuổi trong khi tôi mới 17. Chẳng lẽ những gì tôi vẫn tìm kiếm là toàn dành cho người cao tuổi sao?”.
“Còn tôi thấy thật bực bội khi Google phát hiện ra rằng tôi độc thân”.
“Google bảo rằng tôi đã kết hôn, tôi thật là muốn Google giới thiệu cho tôi người nào đó để kết hôn đấy”.
“Theo Google thì tôi có con ở độ tuổi 6 đến 12. Thực ra tôi chỉ nuôi cún thôi”.
Google nói về Trish “chính xác một cách đáng sợ”. Ảnh: @**trishkabob.
Dù sao, điều này cũng cho thấy rằng gần như không thể giữ bí mật thông tin trên mạng, cho nên bạn hãy thận trọng khi tìm kiếm, chia sẻ… nhé.
Google đang biết gì về bạn? Câu trả lời khiến nhiều người phải giật mình
Giật mình với những thông tin cá nhân của người dùng mà Google đang nắm giữ
Google và các dịch vụ của hãng như Gmail, Youtube, Maps… đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người.
Các dịch vụ của Google chủ yếu đều được cung cấp miễn phí, đổi lại Google sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Nhiều người biết đến điều này, nhưng vì các dịch vụ của Google quá tốt và cần thiết nên họ đã chấp nhận đánh đổi thông tin cá nhân để tiếp tục sử dụng các sản phẩm của Google.
Vậy Google đang nắm những thông tin cá nhân nào của bạn và hiểu rõ về người dùng của mình đến đâu? Để đi tìm câu trả lời, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
– Đầu tiên, bạn truy cập vào trang web tại địa chỉ https://myadcenter.google.com/controls. Đăng nhập vào tài khoản Gmail bạn muốn kiểm tra những thông tin cá nhân mà Google đang nắm giữ.
– Sau khi đăng nhập tài khoản, bạn chọn mục “Quản lý quyền riêng tư” ở menu bên trái.
– Tại đây, Google sẽ liệt kê rõ những thông tin cá nhân mà hãng đang nắm giữ của người dùng. Bên cạnh những thông tin cơ bản do người dùng khai báo như giới tính, độ tuổi, Google còn nắm giữ các thông tin ở mức độ riêng tư như tình trạng hôn nhân, học vấn, lĩnh vực công việc, mức thu nhập, tình trạng kết hôn, có nuôi con hay không…
Chắc hẳn nhiều người sẽ phải giật mình khi nhận ra Google đang nắm giữ nhiều thông tin cá nhân của họ và thậm chí hiểu về bản thân họ còn nhiều hơn cả những người quen ngoài đời thực.
Làm cách nào Google hiểu rõ về người dùng như vậy?
Google thu thập thông tin từ người dùng theo nhiều cách, thông qua các ứng dụng, dịch vụ của hãng hoặc thông qua các hoạt động trực tuyến của người dùng, chẳng hạn như lịch sử tìm kiếm trang web, các nội dung người dùng xem qua Youtube hoặc các địa điểm người dùng thường xuyên lui tới…
Google phỏng đoán các thông tin cá nhân của người dùng dựa vào lịch sử tìm kiếm trên internet và thói quen dùng các dịch vụ của Google (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Google khẳng định hãng không lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng, mà suy đoán các thông tin cá nhân dựa vào hoạt động trực tuyến của họ. Chẳng hạn với những ai thường xuyên tìm kiếm các nội dung về trẻ em như bỉm, sữa, xe nôi… Google sẽ suy đoán người dùng đó đã có con.
Làm gì để ngăn Google thu thập thông tin cá nhân của người dùng?
Hoặc dựa vào các từ khóa người dùng thường xuyên tìm kiếm, Google sẽ suy đoán về mức thu nhập hoặc lĩnh vực nghề nghiệp của họ…
Ngay trong quá trình đăng ký tài khoản và dùng các dịch vụ của Google, người dùng đã chấp nhận để Google thu thập thông tin cá nhân và quá trình hoạt động trên internet của họ, nhưng ít người chú ý đến chi tiết này.
Google cho biết dựa vào thông tin cá nhân của người dùng, công ty sẽ tối ưu hóa nội dung quảng cáo để giúp hiển thị các quảng cáo phù hợp với sở thích và mối quan tâm của người dùng.
Chẳng hạn nếu bạn thường xuyên tìm kiếm các từ khóa liên quan đến đồ chơi mô hình hoặc các loại thiết bị nhà thông minh… Google sẽ ưu tiên hiển thị các quảng cáo liên quan đến những loại sản phẩm này, giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm mình yêu thích thông qua quảng cáo.
Về cơ bản, việc tối ưu nội dung quảng cáo cũng mang lại lợi ích cho người dùng khi giúp họ có thể tiếp tục khám phá và tìm hiểu các sản phẩm mình yêu thích thông qua các quảng cáo của Google.
Trong trường hợp bạn cảm thấy việc Google đang thu thập thông tin cá nhân và thói quen dùng internet sẽ ảnh hưởng đến sự riêng tư, bạn có thể tắt đi các chức năng thu thập thông tin của Google và các dịch vụ của hãng.
Để thực hiện điều này, bạn truy cập vào trang web tại https://myadcenter.google.com/, đăng nhập vào tài khoản Gmail của mình. Sau khi đăng nhập, bạn nhấn nút “Đang bật” tại mục “Quảng cáo được cá nhân hóa” ở góc bên phải.
Nhấn nút “Tắt” tại hộp thoại hiện ra tiếp theo.
Sau khi tắt đi chế độ “Quảng cáo được cá nhân hóa”, bạn nhấn tiếp vào mục “Hoạt động của tôi” ở trang web hiện ra.
Tại trang web tiếp theo, bạn chuyển từ chế độ “Bật” sang “Tắt” ở các tính năng “Hoạt động trên web và ứng dụng”, “Lịch sử vị trí” và “Lịch sử hoạt động trên Youtube” để Google ngừng thu thập thói quen hoạt động của người dùng trên internet, giúp bảo vệ sự riêng tư của người dùng.
Như vậy, bạn đã tắt đi các tính năng thu thập dữ liệu và thói quen người dùng của Google, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn vì không còn bị Google “nhòm ngó” khi truy cập mạng internet.
Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến các nội dung quảng cáo hiển thị trên các dịch vụ của Google không còn nhắm đúng sở thích và sự quan tâm của bạn.
Google Assistant hỗ trợ các thiết bị nào?
Bạn có thể nói chuyện với Google qua những thiết bị mà công nghệ này hỗ trợ, bao gồm:
- Smartphone: Các dòng điện thoại Android từ phiên bản 5.0 trở lên sẽ được tích hợp sẵn “chị Google. Tuy nhiên, đối với iPhone, chỉ các dòng iOS từ 11 trở lên mới được sử dụng công cụ này.
- Các thiết bị thông minh khác: Ngoài ra, Google Assistant cũng được tích hợp trong nhiều thiết bị thông minh khác như tivi, loa, điều hòa, hệ thống đèn…
Cách nói chuyện với Google
Để nói chuyện với chị Google, bạn chỉ cần kích hoạt trợ lý ảo trên điện thoại bằng câu lệnh “OK Google” hoặc “Hey Google”. Ngoài ra, còn có một cách khác để mở công cụ này là ấn giữ nút Home. Ngay sau đó, trên màn hình điện thoại sẽ xuất hiện một biểu tượng micro để bạn nhập lệnh bằng giọng nói.
Cần lưu ý là đối với những ai đang dùng Google Assistant phiên bản tiếng Anh, bạn có thể thay đổi sang tiếng Việt để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Cách thực hiện sẽ là: Truy cập Cài đặt > Bấm chọn mục Ngôn ngữ > Nhấn vào Tiếng Việt.
Hãy cùng xem gã khổng lồ tìm kiếm Internet đã biến thằng một ông anh trai như thế nào.
Ban đầu, Google chỉ là một công cụ tìm kiếm hữu ích với tham vọng lập chỉ mục toàn bộ Internet. Khẩu hiệu trước đây của công ty – “Đừng làm điều ác” – đã được khắc sâu vào quy tắc ứng xử của Google trong suốt những năm khởi đầu, những ngày đầu của Internet vào năm 1998. Cái tên Google xuất phát từ từ “googol” với ý nghĩa sức mạnh từ 10 đến 100, hay nói cách khác, một con số lớn ảo diệu.
Khi công ty ngày càng phát triển, Google đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực nội dung trực tuyến khác, bao gồm dịch vụ webmail phổ biến là Gmail, bộ công cụ văn phòng trực tuyến Google Documents, kho lưu trữ đám mây Google Drive, và hệ thống bản đồ/điều hướng Google Maps.
Google còn phát triển các hệ điều hành lấy nhân từ Linux, bao gồm Android OS sử dụng trên đại đa số các smartphone ngày nay, và Chrome OS sử dụng trên các laptop Chromebook. Và mọi bức ảnh bạn chụp với smartphone của mình đều được đưa lên Google Photos theo những cách không thể tự nhiên hơn.
Cuối cùng, đừng quên trình duyệt web Chrome, có mặt trên rất nhiều nền tảng, và chiếm đến 2/3 thị phần trình duyệt web toàn cầu tính đến tháng 9/2018. Với hầu hết người dùng, Google và các sản phẩm của họ có mặt ở khắp mọi nơi.
Những câu hỏi về dữ liệu
Với quá nhiều con đường cho phép họ thu thập dữ liệu như trên, Google nhanh chóng tập hợp được một lượng kha khá thông tin về mỗi người dùng. Điều này làm dấy lên một câu hỏi: công ty sẽ làm gì với số dữ liệu này? Câu trả lời ở đây là: để kiếm tiền, và phục vụ cho việc cá nhân hóa quảng cáo – còn được biết đến với tên gọi quảng cáo hướng đối tượng.
Quảng cáo hướng đối tượng đặc biệt có giá trị, khi mà thay vì chỉ hiển thị những quảng cáo ngẫu nhiên đến những người ngẫu nhiên như quảng cáo truyền thống trên truyền hình, radio hay tờ rơi, Google có thể nhắm quảng cáo đến những người dùng cụ thể.
Bạn có thể thường xuyên thấy quảng cáo hướng đối tượng khi một người dùng tìm kiếm một món đồ trên Google Search, và trong một vài phiên duyệt web sau đó, hay thậm chí trên một thiết bị khác, sẽ có vô số các quảng cáo xuất hiện liên quan đến không chỉ món đồ mà người dùng đã tìm kiếm mà còn cả những sản phẩm cạnh tranh trong cùng danh mục với món đồ đó – Google giả định rằng nếu bạn đã tìm một món đồ nhất định, bạn sẽ là người mua tiềm năng đối với mọi sản phẩm nó liệt kê ra.
Nói một cách công bằng, Google khẳng định họ không bán thông tin cá nhân của bạn (ảnh trên) cho bất kỳ ai, và công khai nhấn mạnh rằng dữ liệu này được thu thập để cá nhân hóa quảng cáo. Hãy cùng xem Hãy cùng xem chính xác những dữ liệu này đến từ đâu, và Google đã thu thập được bao nhiêu.
Mọi thứ bắt đầu với tìm kiếm
Công cuộc thu thập dữ liệu của Google bắt đầu với bộ máy tìm kiếm của hãng, khi mà nó sẽ lưu giữ mọi chủ đề bạn đã tìm kiếm. Công ty sau đó sẽ hiển thị các quảng cáo liên quan đến các tìm kiếm kia, đồng thời theo dõi những quảng cáo nào người dùng đã bấm vào để đánh giá sự hào hứng, từ đó tung ra nhiều quảng cáo hướng đối tượng hơn. Google sau đó sẽ tiếp tục đối chiếu một danh sách gồm toàn bộ các chủ đề có liên quan đến một cá nhân cụ thể.
Google còn lấy dữ liệu từ điện thoại di động của bạn và xây dựng nên một danh sách tổng quát thông tin cá nhân của bạn, gồm tên, biệt danh, email, số điện thoại, ngày sinh, giới tính và địa điểm.
Đọc Gmail của bạn – hoặc không
Bên cạnh công cụ tìm kiếm, dịch vụ webmail của Google cũng là một thứ cần quan tâm, khi mà Gmail duy trì một danh sách gồm mọi liên hệ bạn đã từng gửi hoặc nhận email. Một yếu tố gây tranh cãi ở đây là nội dung các email gửi đi và nhận về cũng bị phân tích vì mục đích quảng cáo hướng đôi tượng.
Tuy nhiên, gần đây, Google được cho là đã ngừng quét email của người dùng, dù các ứng dụng bên thứ 3 rõ ràng vẫn làm điều này. Ví dụ, một ứng dụng được tích hợp với Gmail để phục vụ việc lên kế hoạch cho các chuyến đi của bạn.
Các dịch vụ khác của Google cũng cung cấp thêm dữ liệu để hãng thu thập và phân tích. Một số khá hiển nhiên, như nội dung các đoạn chat trong Google Hangouts. Tuy nhiên, một số khác có lẽ không dễ dàng nhận ra lắm, như Google Photos, nơi Google thu thập dữ liệu về người và các địa điểm được đánh dấu, và các hình ảnh được phân tích để ứng dụng này có thể gộp nhóm những hình ảnh chó và mèo lại với nhau chẳng hạn. Hơn thế nữa, Google còn phân tích các hình ảnh bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định ai trong bức hình, và chính vì lý do này, họ đã phải chịu một vụ kiện liên quan quyền riêng tư sinh trắc học tại bang Illinois (Mỹ).
Google trên những chặng đường
Google sử dụng dịch vụ Google Maps phổ biến của mình để thu thập thông tin qua trình duyệt desktop và smartphone. Để dịch vụ này hoạt động được, người dùng cần cung cấp một số dữ liệu cá nhân như địa chỉ nhà và nơi làm việc để việc điều hướng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, Google nhanh chóng vượt quá giới hạn cho phép, khi không chỉ theo dõi những địa chỉ người dùng tìm kiếm mà còn những nơi họ đi mỗi ngày, bao gồm chiều dài quãng đường đi (lái xe và đi bộ), những cửa hàng/nhà hàng họ ghé qua, lượng thời gian họ dành ở những nơi đó… Ví dụ, Google sẽ biết được bạn từng dừng lại ở một đại lý xe hơi, và sau đó sử dụng thông tin này để phục vụ các quảng cáo liên quan xe hơi.
Nếu bạn không dùng Google Maps và chuyển sang một dịch vụ phổ biến khác là Waze, bạn nên nhớ rằng Google cũng sở hữu luôn dịch vụ này, và nó cũng thu thập những bộ dữ liệu giống hệt nhau.
Dữ liệu vị trí này được xem là đủ chính xác đến mức trong nhiều trường hợp, cảnh sát sử dụng chúng để điều tra các vụ án nghiêm trọng. Bạn có thể xem dòng thời gian của những nơi bạn đã từng đến tại đây, và những chuyến đi của bạn thì được Google ghi lại mỗi ngày, kéo dài trong nhiều năm liền.
Lấp đầy chỗ trống
Google vẫn còn nhiều dịch vụ khác, bao gồm Google Calendar với chức năng theo dõi lịch hẹn – chúng ta sẵn sàng “dâng” cho Google mọi dữ liệu liên quan các sự kiện xã hội của mình để đổi lấy việc có được một cuốn sổ ghi lịch hẹn trực tuyến có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi. Cứ tưởng tượng xem những công ty quảng cáo sẽ vui thế nào nếu biết được thời gian buổi tiệc cưới bạn sắp tổ chức, kế hoạch bán nhà, hay buổi tiệc sinh nhật bạn đang lên kế hoạch… bạn sẽ thấy dữ liệu này quý giá đến mức nào.
Một nguồn thu thập thông tin khác là Google News: dịch vụ này biết bản tin nào bạn đang xem, và nhanh thôi, nó sẽ suy ra được những sở thích cũng như những yếu tố khác như xu hướng chính trị của bạn – đó là những thông tin rất có giá trị nhằm hướng bạn tham gia vào một cuộc quyên góp tiềm năng chẳng hạn. Google Fit là một mỏ vàng dữ liệu khác – một ứng dụng thú vị có thể theo dõi hoạt động của người dùng trong suốt một ngày dài, có nghĩa là Google sẽ biết một người năng động hay lười nhác như thế nào.
Các dữ liệu khác được thu thập từ việc tìm kiếm các tài liệu được tạo ra bởi bộ ứng dụng văn phòng trực tuyến G Suit của Google, và những thứ được lưu trữ trong Google Drive của người dùng. Google còn sở hữu trang web stream video YouTube, và hẳn bạn đã biết, công ty theo dõi mọi video bạn đã xem!
Kết luận
Dù Google đã giúp hình thành nên Internet hiện đại với nhiều dịch vụ của hãng, bạn bị buộc phải đánh đổi bằng dữ liệu cá nhân của chính mình, dưới nhiều hình thức mà hầu hết chúng ta khó có thể nhận ra được.
Có nhiều cách để thoát ra khỏi bóng mây của Google, bao gồm tắt tính năng thu thập dữ liệu khi có thể và sử dụng các dịch vụ không phải của Google, dù trong hầu hết các trường hợp, việc này giống như “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” – nếu không trao dữ liệu cho Google, bạn có lẽ đang trao dữ liệu cho những ông lớn công nghệ khác như Apple hay Microsoft, những công ty chẳng tốt lành hơn là bao.
Trong thế giới ngày nay, nếu bạn không sử dụng những cách thức tốt hơn ở trên, như lướt web với một VPN, hay sử dụng nhiều hơn các dịch vụ ẩn danh, thì hãy biết chắc một điều rằng trên Internet, không hề có thứ gọi là quyền riêng tư.
Tham khảo: TechRadar
NỔI BẬT TRANG CHỦ
-
“Bạn gái AI không yêu bạn đâu, cô ta chỉ muốn dữ liệu của bạn thôi”
Nguy cơ mới sinh ra nhu cầu được lắng nghe của những cá nhân cô đơn.
-
Các nhà khoa học vừa tạo ra gạo lai thịt bò: Phở, bún bò Huế và cơm rang dưa bò trong tương lai sẽ không còn có thịt?
Google là miễn phí! Google biết tất cả mọi thứ! Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc những gì Google biết về bạn? Tại sao Google luôn đưa ra những gợi ý hoặc quảng cáo kịp thời và phù hợp với nhu cầu của bạn? Bài viết này sẽ bạn bất ngờ vì những gì Google biết về bạn
Xem thêm: Inventec đã vận chuyển hơn 1 triệu HomePod cho Apple để sẵn sàng giao đến cho khách hàng
Lưu ý, tất cả những thông tin dưới đây đều phụ thuộc vào tài khoản Google mà bạn đã sử dụng đối với các dịch vụ của Google (Bao gồm cả trình tìm kiếm google.com, gmail, youtube, drive, …). Quan trọng là toàn bộ thông tin dưới đây đều là thông tin cá nhân của bạn và ngoài bạn ra sẽ không ai biết cũng như có quyền truy cập vào dữ liệu của bạn.
Đây là trang web giúp bạn khám phá lại những điều mà bạn đã tìm kiếm, truy cập và xem trên các dịch vụ của Google. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng một thiết bị chạy hệ điều hành Android thì tiện ích này của Google sẽ liệt kê toàn bộ những gì bạn làm trên thiết bị đó. Tuy không chi tiết đến mức biết bạn làm gì trong từng ứng dụng nhưng Google sẽ thống kê được bạn sử dụng ứng dụng nào trong bao lâu.
Điều này cho thấy sự kiểm soát thông tin một cách chặt chẽ, dù vậy sẽ không ai có thể biết được thông tin này của bạn và bạn cũng có thể tắt hoàn toàn chức năng theo dõi hoạt động này của Google thông qua Tab “Điều khiển hoạt động” trên trang web.
Giống như Facebook và nhiều dịch vụ miễn phí khác, Google kiếm tiền thông qua các chương trình quảng cáo. Bạn có bao giờ nghĩ tại Google lại đưa ra các quảng cáo đúng lúc và hấp dẫn nhu cầu sử dụng của bạn, để làm được điều này Google đã thống kê thói quen sử dụng cũng như lượt kìm kiếm và nhu cầu trong từng thời điểm của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy những quảng cáo của Google là không phù hợp thì có thể truy cập vào website này để tùy chỉnh lại những chủ đề bạn thích và không thích → như vậy những quảng cáo của Google sẽ bớt khó chịu và phần nào hữu ích với bạn hơn.
Bạn sử dụng Bản đồ mỗi ngày, để tìm kiếm và di chuyển đến những địa điểm mà mình muốn. Vậy chắc hẳn bạn sẽ có chút thắc mắc rằng mỗi ngày mình đã đi được những đâu, với tổng quãng đường bao nhiêu KM, … Đây là trang web sẽ thông kê lại toàn bộ những nơi bạn đã ghé thăm, dù bạn có đi bộ – đi xe máy – ô tô thì thiết bị cũng sẽ thông kê một cách chính xác cho bạn. Đặc biệt, nó còn có khả năng chỉ ra được những địa điểm mà bạn ghé thăm nhiều nhất, một tính năng vui vẻ đúng không nào. Đương nhiên để tính năng này hoạt động tốt bạn cần phải bật lịch sử vị trí trên thiết bị di động của mình.
Đây là trang tương tác cho bạn biết về tất cả dịch vụ của Google mà bạn đang sử dụng. Toàn bộ những thông tin về Gmail, Youtube, Drive, Lịch, Blogger, … đều được thống kê một cách đầy đủ giúp cho bạn quản lý và kiểm soát toàn bộ thông tin.
Là mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất trên thế giới, Youtube cũng có cho mình hệ thống tìm kiếm riêng và chắc chắn lịch sử tìm kiếm mỗi khi bạn đăng nhập và sử dụng ứng dụng này đều được ghi lại. Tất cả những thông tin đó đều được lưu tại trang web trên của Google. Đặc biệt, ở đây Google sẽ cho phép bạn kiểm soát lịch sử xem video, lịch sử tìm kiếm, xóa toàn bộ lịch sử xem và tìm kiếm cũng như ngừng toàn bộ việc lưu lại lịch sử này. Đây rõ ràng là một tính năng hữu ích đối với người dùng Youtube cũng như những bạn có “nhu cầu riêng” cho bản thân. :))
Ngoài các ứng dụng do chính Google phát triển thì gã khổng lồ này còn cho phép người dùng sử dụng tài khoản Google để đăng nhập cho các ứng dụng bên thứ ba. Chính vì điều này hãng cũng cần phải tạo quyền truy cập chức năng cho từng ứng dụng khác nhau, nhờ vậy người dùng sẽ dễ dàng kiểm soát từng ứng dụng từ đó giúp đồng bộ dữ liệu cũng như đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho tàn khoản. Trang web cũng sẽ thông kê quyền truy cập và cho phép bạn xóa quyền của bất kì ứng dụng nào nếu muốn.
Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, website ở trên sẽ cho phép bạn trích xuất và tải xuống mọi thông tin mà Google biết về bạn hay chính xác hơn là toàn bộ dữ liệu của bạn trên Google (Bao gồm thư từ, hình ảnh, dữ liệu drive, …). Nhờ vậy mà tính an toàn của dữ liệu cả nhân cũng sẽ được đảm bảo, đề phòng trường hợp tài khoản Google của bạn bị kẻ xấu tấn công. Tất nhiên trường hợp đó sẽ khó mà xảy ra nhưng “Cẩn tắc vô áy náy” mà.
Xem thêm: Chrome OS của Google sẽ được cập nhật một tính năng đặc biệt từ Android Oreo 8.0
Phước Sang
Thanks J2Team
Nhập số điện thoại mua hàng để hưởng đặc quyền riêng tại FPT Shop
Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
có hiệu lực trong
Đổi số điện thoại nhận mã
Quý khách vui lòng nhập mật khẩu để đăng nhập tài khoản
Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự
Cập nhật thông tin tài khoản của quý khách
Một điều thường xuyên xuất hiện trong câu hỏi của khách hàng tại ADC Việt Nam là về Google có khả năng theo dõi dữ liệu của chúng tôi và lưu trữ thông tin của chúng tôi như thế nào?
Vì vậy, câu hỏi “Google biết thông tin gì về bạn?” – Hầu hết những người đang sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính hàng ngày đều tương tác với Google và các sản phẩm của Google, nhưng hầu hết không biết nhiều về chính sách bảo mật của Google. Dưới đây ADC Việt Nam cho thấy những gì Google biết về bạn, cách Google thu thập thông tin đó và một vài giải pháp ngăn Google theo dõi bạn.
Thông qua các công cụ tìm kiếm của Google, các dịch vụ, ứng dụng liên quan đến Internet và các công ty mà Google mua lại, để theo dõi thông tin bạn nhập. Thông qua các chính sách bảo mật và điều khoản và điều kiện của họ (những điều mà hầu hết mọi người không bao giờ thực sự đọc), chúng tôi cho phép họ thu thập dữ liệu này. Một số ứng dụng thường được sử dụng để thu thập là:
1. Google Chrome: Lịch sử duyệt web.
2. Tìm kiếm của Google: Truy vấn được tìm kiếm.
3. Quảng cáo Google: Quảng cáo được nhấp vào, chủ đề quan tâm đến.
4. Google Photos: Người và địa điểm được gắn thẻ.
5. Google Maps: Địa điểm đã truy cập, địa điểm được tìm kiếm, phương thức vận chuyển, ngày đi.
6. YouTube: Video đã xem, thích và tải lên.
7. Google Mua sắm: Sản phẩm được tìm kiếm và nhấp vào.
Về cơ bản, những gì bạn làm khi bạn đang sử dụng các sản phẩm của Google rất có thể sẽ lưu trữ thông tin và tạo ra một bức tranh về bạn là ai. Điều này dẫn chúng tôi đến câu hỏi tiếp theo “Google làm gì với thông tin của tôi?”!.
Thông qua lịch sử trình duyệt, ảnh, địa điểm của bạn và hơn thế nữa, Google hiện biết những địa điểm bạn ghé thăm, những điều bạn quan tâm, những gì bạn đang mua sắm, bạn trông như thế nào, bạn bè của bạn là ai và hơn thế nữa.
Mặc dù Google được khách hàng biết đến chủ yếu như một công cụ tìm kiếm, nhưng nó được biết đến chủ yếu bởi các nhà tiếp thị như một phương tiện quảng cáo. Có nhiều cách khác nhau để quảng cáo thông qua Google – thông qua quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, quảng cáo mua sắm, quảng cáo video và hơn thế nữa.
Google sử dụng thông tin của bạn để đặt bạn vào một số nhân khẩu học nhất định có sẵn cho các nhà quảng cáo khi họ quyết định muốn nhắm mục tiêu thông qua các nền tảng khác nhau. Ví dụ: nếu chúng tôi đang thiết lập quảng cáo hiển thị thông qua Google, chúng tôi có tùy chọn nhắm mục tiêu thông qua các nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, tình trạng của phụ huynh và vị trí. Nhưng xa hơn thế, chúng ta có thể nhắm mục tiêu vào sở thích & hành vi – tất cả mọi thứ, từ những người yêu thích động vật, đến những người thường xuyên ăn chơi và hơn thế nữa. Chúng tôi cũng có thể nhắm mục tiêu dựa trên ý định mua hàng, với các tùy chọn để nhắm mục tiêu một người nào đó đang tìm kiếm bất cứ thứ gì từ một ngôi nhà mới, cho đến các sản phẩm phần mềm.
Một số người có thể nghĩ rằng đó là xâm phạm quyền riêng tư. Nhưng là nhà tiếp thị, chúng tôi muốn có các tùy chọn nhắm mục tiêu cụ thể có sẵn cho chúng tôi để chúng tôi có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình và không lãng phí thời gian hoặc tiền bạc của khách hàng. Nếu là người tiêu dùng, tôi muốn có các quảng cáo có liên quan phục vụ cho tôi những thứ tôi quan tâm, ngay cả khi điều đó có nghĩa là thông tin cá nhân của tôi đang được sử dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ thích Google thu thập thông tin của mình và ADC Việt Nam giúp bạn vài giải pháp ngăn Google theo dõi bạn:
1. Sử dụng VPN (Mạng riêng ảo).
2. Sử dụng duyệt web riêng tư (còn gọi là Chế độ ẩn danh).
3. Điều chỉnh cài đặt quyền riêng tư của bạn thông qua Kiểm soát hoạt động của Google.
4. Tắt báo cáo vị trí trong bản đồ Google.
5. Sử dụng trình duyệt hoặc Công cụ tìm kiếm khác.
6. Xóa tài khoản Google của bạn.
Trừ khi bạn hoàn toàn rời khỏi internet, thực tế là chúng ta càng sử dụng nhiều công nghệ, chúng ta càng từ bỏ nhiều thông tin và đang được lưu trữ về chúng ta. Nhưng, với tất cả những tranh cãi, ít nhất nó đã tạo ra sự minh bạch hơn. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập Trang web bảo mật của Google để biết tổng quan toàn diện về chính sách bảo mật của họ.
Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh?
Bạn cần website để giới thiệu dịch vụ?
Cho đến lúc này, điều mà bạn đang quan tâm có lẽ là muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website và Công ty chúng tôi?
SỞ HỮU NGAY WEB CHUYÊN NGHIỆP TẠI ADC VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA ĐỐI THỦ NGAY HÔM NAY!!!
Tổng đài tư vấn miễn phí
CÔNG TY CP GIẢI PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADC SOFTWARE
Số 1, LK 11A Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P Mỗ Lao, Hà Đông, HN
(024).3783.5639 – (024).3783.5640
[email protected] / [email protected]
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNMIỄN PHÍ
Đang tải…
Gần đây, cư dân mạng đang lan truyền các đoạn nói chuyện với Google cực kỳ hài hước và thú vị. Nếu bạn đang rảnh rỗi và buồn chán, bạn có thể mở điện thoại lên và “tán gẫu” cùng chị Google, tin chắc rằng cách chị Google trả lời sẽ khiến bạn phải bật cười đấy. Cùng tìm hiểu một số cách nói chuyện với chị Google thú vị qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
Gợi ý các câu hỏi để tạo nên cuộc trò chuyện thú vị với chị Google
Mọi người vẫn thường nghĩ Google Assistant chỉ là một trợ lý ảo và các câu trả lời của công cụ này thường khá nhạt nhẽo và mang tính thuần thông tin. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm, vì trên thực tế, Google Assistant khá mặn mòi và hài hước. Đây cũng chính là lý do mọi người thường gọi Google Assistant là “chị Google”.
Để nói chuyện với Google và nhận được những câu trả lời thú vị, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Tôi đang buồn, tôi cần làm gì cho hết buồn?
- Bạn có thể hát cho tôi nghe hay không?
- Tôi muốn nghe một câu chuyện cười.
- Tôi muốn có người yêu, hãy giúp tôi có một người yêu.
Còn rất nhiều kiểu trò chuyện khác mà bạn có thể thử hỏi chị Google như: Tôi có nên chia tay người yêu không? Nếu bị người yêu cắm sừng, bạn có đến đánh ghen cùng tôi không? Nếu là bạn, bạn có đánh rắm ở nơi đông người hay không?… Là một trợ lý ảo, chắc chắn Google Assistant sẽ mang đến cho bạn những câu trả lời “khó đỡ” đấy!
Chị Google – Google Assistant là gì?
Google Assistant là một virtual personal assistant (trợ lý cá nhân ảo) cho phép người dùng tương tác với các dịch vụ, ứng dụng thông qua giọng nói. Đây là một phần trong hệ sinh thái Google, được Google ra mắt từ tháng 5/2016 và hiện đã có phiên bản tiếng Việt để phục vụ nhu cầu cho người dùng Việt.
Có thể nói rằng, Google Assistant đang là một trong những công nghệ trợ lý ảo tiên tiến hàng đầu hiện nay. Với khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên cùng khả năng tương tác thông minh, Google Assistant đã góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng khi sử dụng các thiết bị và dịch vụ điện tử.
Hiện tại, Google Assistant đang mở rộng phạm vi hỗ trợ để có thể sử dụng trên nhiều loại thiết bị khác nhau, bao gồm xe ô tô, điện thoại, tivi, thiết bị thông minh… Bằng cách nói chuyện với Google Assistant, mọi tác vụ sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và tự động.
Bạn chỉ cần gọi Google Assistant bằng một số câu như OK Google, Hey Google… Sau đó, bạn hãy nói điều mình muốn, Google Assistant sẽ tự động hiểu và phản hồi trong thời gian sớm nhất, hoặc cung cấp các gợi ý, kết quả phù hợp.
Đặc biệt, Google Assistant sẽ dựa theo sở thích, thói quen và lịch sử tương tác của bạn để học tập và phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa cho mỗi người dùng sau này.
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề bài viết:
Làm sao để kết thúc cuộc nói chuyện với Google?
Để kết thúc cuộc nói chuyện, bạn chỉ cần nói một số câu lệnh đơn giản như “OK rồi”, “Xong rồi”, “Được rồi”, “Tôi hiểu rồi”, “Cảm ơn đã giúp đỡ”… Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp thoát khỏi cuộc trò chuyện mà không cần thông báo bất cứ điều gì.
Giọng chị Google là giọng người thật hay AI?
Giọng chị Google tại Việt Nam là giọng thật của chị Thi Giang – hiện đang công tác tại SCTV. Với chất giọng tự nhiên, dễ nghe, dễ hiểu mà cũng cực kỳ riêng biệt và đặc trưng, giọng chị đã được sử dụng cho nhiều công cụ khác nhau thuộc hệ sinh thái Google như Google Assistant, Google Translate, Google Maps.
Vì sao chị Google chỉ trả lời một câu và im lặng?
Trong quá trình sử dụng, đôi khi bạn sẽ bắt gặp tình trạng Google Assistant chỉ trả lời một câu rồi im lặng, điều này có thể bắt nguồn từ việc chế độ trò chuyện liên tục đang bị tắt. Để bật chế độ này, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn mở ứng dụng Google Assistant lên rồi tại vị trí bên dưới màn hình, bấm vào biểu tượng có hình la bàn.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn bấm chọn biểu tượng ảnh đại diện Gmail rồi truy cập vào Cài đặt.
- Bước 3: Bây giờ, hãy vào mục Trợ lý, sau đó ở mục Cuộc đối thoại trực tiếp, bạn chuyển sang trạng thái Bật là hoàn tất.
Bên trên là cách nói chuyện với Google mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong thực tế để có những cuộc hội thoại vui vẻ, hài hước với công cụ này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
Xem thêm:
Keywords searched by users: google nói gì về bạn
Categories: Chia sẻ 43 Google Nói Gì Về Bạn
See more here: kientrucannam.vn
See more: https://kientrucannam.vn/vn/