Công việc chính của một người làm Front End Developer
Về cơ bản, lập trình viên Front End sẽ chịu trách nhiệm phát triển giao diện bên ngoài website dựa trên những bản thiết kế. Dưới đây là những công việc chính khi làm Front End Developer bạn cần nắm rõ:
Công việc của lập trình viên Front End liên quan tới xây dựng, thiết kế web
- Hỗ trợ xây dựng vòng đời ứng dụng: Lên ý tưởng, thiết kế, tester, dùng thử, hỗ trợ,….
- Tạo ứng dụng di động sở hữu khả năng thực thi cao với hệ thống code rõ ràng.
- Thu thập yêu cầu cụ thể từ người dùng và đưa ra hướng giải quyết.
- Viết UI Tests và Unit Test nhằm phát hiện lỗ hổng.
- Debug, Troubleshoot tối ưu hóa các hoạt động.
- Thiết kế giao diện tương thích cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Làm việc với nhóm phát triển sản phẩm lập kế hoạch các tính năng mới.
- Đảm bảo chất lượng đầu ra của ứng dụng mới và truyền thống.
- Nghiên cứu, đưa ra gợi ý về sản phẩm, nguyên mẫu di động cập nhật xu thế.
- Thường xuyên update những thay đổi, xu hướng công nghệ mới.
Mức lương của vị trí Front End Developer
Để theo đuổi công việc lập trình không hề dễ. Bạn cần phải có khả năng tư duy tốt và sự chăm chỉ học hỏi. Tuy nhiên, đổi lại người làm trong ngành này lại có cơ hội hưởng mức lương so với mặt bằng chung khá cao. Tùy năng lực, cấp bậc lương sẽ dao động khác nhau, chẳng hạn:
Mức lương của lập trình viên Front End cao hơn mặt bằng chung các ngành
- Fresher Front End: 6 – 8 triệu/tháng.
- Junior Front End: 8 – 12 triệu/tháng.
- Senior Front End: 12 – 25 triệu/tháng.
Công việc của front end gồm những gì?
Công việc của Front End Developer thường được coi là sự kết hợp của nghệ thuật thiết kế và lập trình. Chức năng chính của họ là biến những đoạn mã thiết kế giao diện thành hình ảnh trực quan của ứng dụng hay website để người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng. Front End Developer chính là mắt xích kết nối giữa những những đoạn mã khô khan và đồ họa bắt mắt.
Cụ thể, Front End Developer sẽ thường phải thực hiện những công việc như:
- Thiết kế giao diện web/ứng dụng thân thiện với người dùng dựa trên nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
- Duy trì và cải thiện giao diện trên website/ứng dụng.
- Hợp tác cùng với các đồng nghiệp và chuyên gia về Back End khác để phát triển các tính năng mới đáp ứng người dùng.
- Đề xuất các phương pháp cải thiện giao diện, đồ họa trên website.
- Tối ưu hóa giao diện các ứng dụng/trang web để có được tốc độ và hiệu suất tối đa.
- Hỗ trợ Back End Developer trong quá trình lập trình hoặc xử lý sự cố phát sinh.
- Nhận feedback từ khách hàng, người dùng và đưa ra biện pháp xử lý.
- Hỗ trợ quá trình phát triển ứng dụng và các tính năng sẽ được tích hợp trên website.
- Đánh giá việc lập trình và lên kế hoạch cập nhật website trong tương lai.
- Giám sát hoạt động của website, phát hiện các vấn đề liên quan đến tính khả dụng của trang web khiến lưu lượng truy cập giảm và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về đồ họa trên giao diện.
Giới thiệu chung về công việc của front end developer
Lập trình viên Front end là người tập trung phát triển phía Client Side, nói một cách đơn giản dễ hiểu là tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện và trải nghiệm cho người dùng, là người phụ trách phát triển hiển thị và trải nghiệm người dùng cho ứng dụng web. Front end Developer chính là người quyết định cái nhìn đầu tiên của người dùng về trang web, đồng thời mang lại một trang web dễ dàng thao tác và sử dụng.
Front End Developer thường bị nhiều người nhầm lẫn là các website developer. Tuy nhiên, họ chỉ là người chịu trách nhiệm cho các yếu tố trực quan mà người dùng thường nhìn thấy và tương tác trên một trang web. Họ được hỗ trợ bởi những Back End Developer – những người chịu trách nhiệm về logic trên máy chủ và tích hợp những công việc mà Front End Developer phải làm.
Vai trò công việc của front end developer
Xây dựng giao diện trực quan là công việc chính của front end
Một trong những mục tiêu chính của việc phát triển Front-end là nâng cao trải nghiệm người dùng. Nhờ có Front-end, giao diện của các trang web trở nên trực quan và dễ sử dụng hơn. Nếu ví trang web là một bài báo, thì Front-end đóng vai trò như một cái “Tít” hấp dẫn thu hút độc giả truy cập vào.
Đối với các website của doanh nghiệp, Front-end giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu trang web có giao diện trực quan, “bắt mắt” sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Thông qua trang web, công ty sẽ đưa được các thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng và trực tiếp tạo ra lợi nhuận.
Công việc của front end cũng giúp nội dung hiển thị tốt trên mọi nền tảng
Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của các framework, lập trình viên Front-end có thể đảm bảo nội dung hiển thị tốt trên các nền tảng khác nhau.
Các công ty công nghệ đã cho ra đời rất nhiều framework hỗ trợ phát triển Front-end như:
Google: Material, AngularJS…Facebook: React native, React,…Twitter: Bootstrap, hogan.js…
Những khái niệm cơ bản về Front-end
Cách hoạt động và một số khái niệm cơ bản cần nắm?
Một lập trình viên Front-end – Front-end Developer sẽ làm ra các thành phần cho một website được chạy trực tiếp trên trình duyệt, những gu lập trình đó là HTML, CSS và JavaScript. Tuy nhiên với xu hướng mới bây giờ cùng những kỹ năng sẵn có của các bạn Frontend thì có thể mở rộng hoạt động cho mình như viết ứng dụng cho mobile theo mô hình hybrid, thậm chí là có thể viết những ứng dụng chạy trên desktop về sử dụng nền tảng web để có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Đó chính là một cái nhìn tổng quát về Front-end.
Ngoài ra theo mình các bạn cần có một số kỹ năng khác thiên về giao diện và trải nghiệm người dùng hơn, ví dụ như bạn phải có khả năng quan sát và chú ý đến chi tiết, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình làm việc.
Vì làm với giao diện, bạn phải có sự nhạy cảm với màu sắc về hình khối và bố cục, như phải chú ý đến canh lề, canh hàng giữa các khối trên giao diện của mình hoặc những icon khi đặt vào nó có ngay giữa hay chưa. Đôi khi nếu mình không có những cảm quan đó thì mình sẽ không để ý và bỏ qua.
Và điều cuối cùng anh nghĩ là một bạn frontend giỏi cần có khả năng tưởng tượng, vì khi làm frontend các bạn rất hay sử dụng các animation hoặc những chuyển động trên trang, bằng khả năng tưởng tượng mình sẽ hình dung được trước những cái đó sẽ xảy ra như thế nào rồi từ đó mới thực hiện lại trong code của mình, như thế chắc chắn nó sẽ chuẩn xác hơn.
Công việc của Fresher chủ yếu là các bạn sẽ làm theo những mẫu có sẵn mà các anh chị đi trước đưa ra. Tiếp theo là Junior thì ở trình độ này các bạn đã có thể làm việc được rồi nhưng vẫn phải tiếp tục học vì những kiến thức chuyên sâu như CSS, JavaScript ở trường không có dạy nên các bạn phải vừa học vừa làm. Đây cũng là khoảng thời gian để các bạn thu nhặt kinh nghiệm cho mình và làm sao để cho công việc trở nên thành thục hơn.
Ngoài ra có một vị trí cũng hay được đưa ra mà anh muốn nói đến là Middle. Với Middle hầu như các công việc cơ bản các bạn đã thành thục rồi, nhưng ở vị trí này các bạn bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về những công nghệ mới của Frontend ví dụ như là frameworks và có thể giúp đỡ các bạn ở vị trí thấp hơn giải quyết các vấn đề liên quan.
Đối với Senior thì cái mà vị trí này cần quan tâm nhiều nhất chính là user experience. Khi anh càng lên các vị trí cao hơn thì anh thấy các vị trí này càng đòi hỏi phải tập trung hơn và phải có khả năng hỗ trợ hơn ở một góc độ mới là developer experience. Tại sao lại nói như vậy? Vì khi các bạn đã lên đến vị trí Senior rồi thì các bạn phải làm sao hỗ trợ cho team của mình hoạt động hiệu quả hơn, với kinh nghiệm của mình phải đưa ra được những giải pháp cũng như các framework, các thiết kế để làm sao team mình có thể tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho user.
Theo anh nghĩ thì trước tiên mình cần trau dồi thêm khả năng đọc tiếng Anh vì những nguồn thông tin cập nhật mới nhất nó không được viết bằng tiếng Việt, nên nếu em có khả năng đọc tốt, khả năng research tốt thì việc học của mình sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Còn về các nguồn học thì anh thấy gần đây có nổi lên một số nguồn platform nổi bật các bạn lập trình viên hay vào để viết bài là Viblo.asia, là trang để các bạn lập trình viên chia sẻ kinh nghiệm của mình. Cũng như các bạn frontend mới học thì các bạn viết rất nhiều bài JavaScript và frontend, đó là những topic mà các bạn rất quan tâm, mình thấy đó cũng là một cái hay. Còn khi các bạn học đại học, để tra cứu thì anh thấy có website Mozilla Developer Network, các bạn có thể search bất cứ chủ đề nào về JavaScript hoặc frontend với các từ khóa thì sẽ cho ra ngay kết quả mà mình tìm. Đây là những nguồn tra cứu công nghệ frontend trội nhất. Còn để thực hành các bạn cũng có thể vào trang “”w3school””, trên đây có khá nhiều các bài tập để mình có thể thực hành.
Nhưng khi mà các bạn lên cao hơn ở tầm vươn ra với thế giới rồi thì anh thấy kênh hữu hiệu nhất để mình cập nhật những kiến thức mới đó chính là thông qua nền tảng Twitter. Vì không giống như Việt Nam, các lập trình viên ở nước ngoài đa số họ sử dụng Twitter nên mình cũng hay lên đó. Đầu tiên các bạn có thể tìm và follow những tác giả của những thư viện vùng mở rồi sau đó từ những người mà bạn follow nó sẽ có các đề xuất để mình tiếp tục follow các topic và các nhân vật KOLs, họ rất hay chia sẻ và giúp mình có thêm những cập nhật mới. Còn nếu các bạn muốn có một nơi để mình tìm những thông tin cập nhật mới bằng tiếng Việt qua facebook thì các bạn có thể tham gia nhóm mà anh đang là admin: Sài Gòn Frontend Developer, anh cũng chỉ join mỗi group đó và hay post lên group đó thôi. Có những cập nhật gì mới hay những cái gì hay ho anh sẽ post lên đó để những bạn có cùng sở thích với mình tiện theo dõi.
Công việc của vị trí Principal Engineer là gì?
Anh sẽ nói qua về Chợ Tốt cho những bạn chưa biết, hiện tại đây là nền tảng rao vặt miễn phí lớn nhất ở Việt Nam. Nơi để người dùng vào trang này hiện tại chia làm 2 nền tảng chính là web và mobile app. Nhiệm vụ chính của anh ở vị trí này là xây dựng một đội ngũ Frontend Engineer mạnh ở Chợ Tốt, từ đó anh sẽ giúp công ty và team đưa ra web app cũng như sản phẩm về web có chất lượng cho nền tảng Chợ Tốt của công ty.
Nói sơ qua về cấu trúc của Chợ Tốt, một team gọi là product và test, các bạn sẽ được phân vào nhiều working group theo những nhóm chức năng của nền tảng, như làm về seller và buyer hoặc liên quan đến molitization. Các bạn frontend trong Chợ Tốt sẽ được phân rải rác vào trong những working group này để làm việc cho những chức năng đó. Các frontend developer đó sẽ họp lại với nhau thành một nhóm gọi là Web Charter, anh sẽ như là thư ký của Web Charter này. Những thử thách ở vị trí này có thể kể đến là mình sẽ hỗ trợ các bạn frontend những vấn đề khó hoặc hóc búa, đôi khi những frontend ở trình độ thấp hơn mà họ không thể giải quyết được như xử lý các vấn đề về performances hay mức độ tải trang cho một số app mà Chợ Tốt đang làm.
Ngoài ra anh sẽ giúp thiết kế những framework sử dụng chung giữa các team với nhau. Thêm nữa anh sẽ giúp chuẩn hóa quy trình để làm sao khi các bạn deliver qua app của mình sao cho nó đạt chất lượng cao thông qua các hoạt động như code review hay là những công cụ kiểm tra social code của bạn. Anh cũng tham gia phỏng vấn tuyển dụng các bạn Frontend và Fullstack Dev vào công ty, giúp cho đầu vào đảm bảo và training đào tạo các bạn sau này.
Lộ trình trở thành Front End Developer
Hãy bắt đầu lộ trình trở thành Front End Developer với khoá học lập trình Front End của VTI Academy, học viện đào tạo CNTT trực thuộc tập đoàn công nghệ VTI Group.
Với khung chương trình bám sát yêu cầu dự án thực tế, khi tham gia khóa học, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, học theo chuẩn lộ trình trở thành một Front End Developer chuyên nghiệp.
Lộ trình trở thành Front End Developer của VTI Academy gồm khung chương trình học như sau:
Học phần 1: Cơ bản nền tảng Web Basic
Học phần 2: Tổng quan về ECMAScript 6 (ES6) – và JavaScript nâng cao
Học phần 3: Lập trình cơ bản với React
Học phần 4: Lập trình với React nâng cao
Học phần 5: Dự án cuối khóa
Sau khi học xong, học viên có thể:
- Làm chủ HTML, CSS, JavaScript, thư viện Bootstrap, Jquery trong xây dựng giao diện web
- Làm chủ thư viện ReactJS, các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao
- Tạo ra sản phẩm thực tế ngay trong khóa học, xây dựng projet phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp
- Hiểu về quy trình phát triển sản phẩm phần mềm khi làm việc trong doanh nghiệp
- Sẵn sàng tham gia dự án ở vai trò lập trình viên Front-end với ReactJS
Front End Developer cần học gì?
Lộ trình trở thành front end developer có thể linh hoạt điều chỉnh nhất định để phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng cá nhân, nhưng đều cần đảm bảo trang bị được những kỹ năng, kiến thức sau:
Hiểu biết HTML và CSS
HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading Style Sheets) là hai ngôn ngữ đầu tiên bạn cần khi học lập trình front end. Nắm chắc những ngôn ngữ cơ bản này mới giúp bạn thiết kế được giao diện trang web.
Kỹ năng JavaScript
Ngoài ra, Javascript là ngôn ngữ lập trình đóng vai trò tạo tương tác giữa giao diện trang web và người dùng. Javascript cùng CSS và HTML là những yếu tố thiết yếu trong quá trình xây dựng một trang web.
Nắm bắt jQuery
Frontend sử dụng vô cùng nhiều các hiệu ứng và phải giao tiếp với server thông qua Javascript thường xuyên. Để được như vậy thì code javascript thường rất dài.
iQuery chính là thư viện ngôn ngữ lập trình Javascript giúp cung cấp các hiệu ứng, cách thức xử lý chỉ với những dòng lệnh đơn giản.
Công cụ này giúp việc xây dựng chức năng bằng Javascript nhanh và dễ dàng hơn nhiều.
Hiểu biết về Javascript frameworks
Framework là kiến trúc kiểm soát luồng đi của data trong ứng dụng. Các framework của Javascript hiện nay bao gồm Ember, AngularJS, ReactJS, Backbone…
Biết cách sử dụng thành thạo những “bộ khung” này sẽ giúp bạn biết mọi thứ trong ứng dụng nên được sắp xếp ra sao cũng như các chức năng cơ bản giúp ứng dụng vận hành. Đây cũng là những Frontend framework cần ghi nhớ khi bạn học front end.
Kinh nghiệm dùng CSS Preprocessors
CSS Preprocessors (Ngôn ngữ tiền xử lý CSS) có nhiệm vụ cấu trúc và logic hoá các đoạn mã CSS để nó đến gần hơn một ngôn ngữ trong lập trình.
Sử dụng CSS Preprocessors sẽ tiết kiệm thời gian code, bảo trì và phát triển CSS một cách dễ dàng. Đồng thời, nó sẽ giúp tổ chức những tập tin CSS rõ ràng hơn.
LESS và SASS là những Preprocessors được sử dụng nhiều nhất hiện tại.
Thiết kế Mobile và Responsive
Không chỉ giới trẻ mà hầu hết các thế hệ ngày nay đều truy cập Internet thiết bị di động nhiều hơn là desktop. Do vậy, kỹ năng thiết kế giao diện trên di động cũng đóng vai trò quan trọng nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên frontend giỏi.
Ngoài ra, am hiểu về responsive design sẽ hỗ trợ bạn làm website tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử với kích cỡ hiển thị đa dạng.
Sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS)
CMS (Content Management System) là hệ thống quản lý nội dung mà không chỉ lập trình viên mà biên tập viên website, content writer… đều hay sử dụng để làm việc. Phần lớn các trang web hiện nay được xây dựng trên các hệ thống điển hình như Magento, WordPress, và Drupal.
Bạn nên làm quen và thành thạo với cách làm việc với hệ thống này.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Ngoài các ngôn ngữ lập trình, bạn cũng nên biết cách thực hiện, triển khai thiết kế cũng như cách fix bug và nhận diện front end, back end code…
Sự nhanh nhạy, thông minh trong cách giải quyết vấn đề chính là một trong những điều kiện tiên quỷeet nếu bạn muốn biết cách để trở thành lập trình viên frontend là gì.
Kiến thức về UI/UX
Học lập trình front end còn xuất hiện hai yếu tố vô cùng quan trọng là UI (User Interface – giao diện người dùng) và UX (User Experience – trải nghiệm người dùng). Nếu UI là thiết kế giao diện trực quan thì UX là nghiên cứu cách người dùng sử dụng website. Từ đây, bạn sẽ biết được cần thay đổi những gì và thử nghiệm để làm trang web phát triển tốt hơn.
Công việc của Front End Developer là gì?
Với sự gia tăng ngày càng nhanh chóng số lượng người dùng internet trên toàn cầu, sự phát triển và thành công của ngành quảng cáo tiếp thị trực tuyến, các trang web liên tục ra đời, dẫn đến nhu cầu công việc lập trình, thiết kế web ngày càng tăng mạnh.
Khi bạn mở một trang web, ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ là hình ảnh, màu sắc, phông chữ, cấu trúc, tốc độ truy cập… của trang web đó. Và công việc của lập trình viên Front End chính là làm sao cho trang web có giao diện thu hút khách hàng, phù hợp với tính chất, nội dung muốn chuyển tải và dễ dàng sử dụng.
“Front End Developer là người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai giao diện trang web.”
Cụ thể hơn, lập trình viên Front End sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và Javascript để thiết kế và xây dựng “bộ mặt” các website. Những gì mà các bạn nhìn thấy hay “nhấp chuột”, kéo, lướt… ở trên màn hình chính là kết quả công việc của Front End Developer.
Ngày nay, người dùng internet sử dụng rất nhiều loại thiết bị với kích thước và độ phân giải khác nhau, do đó công việc của Front End Developer phức tạp hơn trước. Front End Deveoper không phải chỉ lập trình duy nhất một giao diện cho một website hoặc ứng dụng. Với mục đích để khách hàng dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng, Front End Developer phải đảm bảo trang web xuất hiện được trên các trình duyệt khác nhau cũng như hệ điều hành và các thiết bị khác nhau.
Mặc dù có một số khác biệt giữa các công ty, nhưng bạn thường có thể thấy trách nhiệm của Front End Developer bao gồm một số hoặc tất cả những điều sau:
– Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng;
– Sử dụng HTML, JavaScript và CSS để xây dựng website;
– Phát triển và duy trì giao diện người dùng;
– Thực hiện thiết kế trên các trang web di động;
– Tạo các công cụ cải thiện tương tác trang web bất kể trình duyệt;
– Quản lý quy trình làm việc của phần mềm;
– Tuân theo các phương pháp hay nhất về SEO;
– Sửa lỗi và kiểm tra khả năng sử dụng.
Xem Thêm: Tuyển Dụng Lập trình viên Front End tại website Careerlink
Lập trình viên Front End cần có những kỹ năng gì?
Thành thạo HTML và CSS
Tất nhiên, nói đến kỹ năng của các Front End Developer là gì thì không thể thiếu việc thành thạo HTML và CSS.
Để thiết kế giao diện cho một trang web, các lập trình viên Front End thường sử dụng hầu hết những tính năng trong HTML và CSS. Nói cách khác, nếu thiếu hiểu biết về kỹ năng này, việc thiết kế sẽ khó mà thực hiện được. HTML (Hyper text markup language) là ngôn ngữ đánh dấu tiêu chuẩn, là nền tảng cơ bản để xây dựng các trang web.
Còn CSS (Cascading style sheets) lại là ngôn ngữ được sử dụng để định kiểu, như tạo layout, màu sắc, phông chữ… cho nội dung được thiết kế bằng HTML trước đó.
Tóm lại đây là hai ngôn ngữ cơ bản nhất mà một lập trình viên Front End cần phải nắm rõ.
Kiến thức và kỹ năng về Javascript
Bên cạnh CSS và HTML, để xây dựng giao diện website, bạn cần phải thành thạo cả ngôn ngữ Javascript.
JavaScript cải thiện cách hoạt động của trang web, tạo ra nhiều tính năng tương tác giúp người dùng dễ dàng sử dụng website hơn. Chính vì thế tầm quan trọng và sự cần thiết của ngôn ngữ Javascript cũng không hề kém cạnh so với CSS hay HTML.
Chẳng hạn, khi bạn đăng nhập vào một website bất kỳ, nếu ở đó có xuất hiện thông báo thì nghĩa là bạn đã thực hiện thao tác thành công. Phần tính năng này được tạo ra bởi JavaScript. Tóm lại, nếu HTML và CSS quyết định phần trình bày của một trang web, thì JavaScript sẽ quyết định phần chức năng của trang web đó.
Đây được xem là một công cụ tuyệt vời, được ứng dụng nhiều trong hầu hết các trang web hiện nay. Đôi khi một trang web đơn giản sẽ không cần tới JavaScript, nhưng nếu bạn cần các tính năng tương tác như âm thanh, video, trò chơi, ảnh động… trên trang web, thì JavaScript chính là công cụ bạn sẽ dùng để tạo ra chúng.
Framework
Một Front End Developer không chỉ cần thành thạo các ngôn ngữ như HTML, CSS và JavaScript, bởi nếu muốn thúc đẩy quá trình xây dựng hoặc viết code diễn ra nhanh chóng hơn, thì bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của những framework.
Framework là các đoạn code đã được viết sẵn, cấu thành nên một bộ khung và các thư viện lập trình được đóng gói. Nói cách khác, framework giống như khung nhà được làm sẵn nền móng cơ bản, bạn chỉ cần vào thiết kế và dựng nội thất theo ý mình.
Kiểm thử và gỡ lỗi trình duyệt
Lỗi là điều thường xuyên xảy ra đối với những người làm công việc lập trình giao diện web. Do đó, việc làm quen với các quy trình kiểm thử và gỡ lỗi là rất quan trọng.
Kiểm thử là kiểm tra và chạy thử. Quy trình kiểm tra và gỡ lỗi giúp đảm bảo trang web của bạn hoạt động tốt và người dùng không gặp phải bất kỳ sự cố nào trong khi họ đang khám phá nội dung trang web.
Gỡ lỗi là lấy tất cả các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra, hoặc người dùng phát hiện ra sau khi trang web của bạn được khởi chạy. Các công ty khác nhau sử dụng các quy trình gỡ lỗi không giống nhau, nhưng nếu bạn đã áp dụng một quy trình, bạn có thể thích nghi với những quy trình khác khá dễ dàng.
Kiểm tra và sửa lỗi đóng góp phần lớn vào trải nghiệm người dùng, do đó đây là những kỹ năng quý giá và cần thiết đối với mọi Front End Developer.
Hiểu biết về Responsive và thiết kế mobile
Cùng với sự phát triển của điện thoại thông minh và máy tính bảng, số lượng người sử dụng các thiết bị này để tìm kiếm thông tin trên mạng và truy cập vào các trang thương mại điện tử cũng ngày càng tăng. Do vậy, ngày nay công việc của một lập trình viên Front End bao gồm cả thiết kể giao diện website dành cho thiết bị di động.
Trong ngành lập trình, thuật ngữ Responsive được dùng để chỉ việc xây dựng một giao diện website có đặc tính thích hợp với mọi kích thước màn hình, gồm cả màn hình của thiết bị di động.
Khả năng tự học hỏi và sáng tạo
Ngoài những kỹ năng về công nghệ như trên, để trở thành một Front End Developer, bạn cần trang bị cho bản thân một số kỹ năng mềm.
Như đã thảo luận ở phần đầu của bài viết này, công nghệ là ngành luôn thay đổi với các xu hướng xuất hiện và biến mất, đôi khi hết sức đột ngột.
Vì vậy, là một lập trình viên Front End, bạn phải có khả năng tự học. Công nghệ mới, ngôn ngữ lập trình mới, các nền tảng khác nhau hoặc xu hướng phát triển… yêu cầu bạn phải luôn trau dồi kỹ năng để trụ vững ở vị trí của mình.
Tò mò và đam mê công nghệ
Bạn không thể là chuyên gia phát triển web hay lập trình viên nếu bạn không thực sự quan tâm đến công nghệ. Một khi đã bước vào nghề này, bạn cần được thúc đẩy bởi sự quan tâm và tò mò về việc trở nên giỏi hơn và lành nghề hơn.
Sự tò mò và đam mê công nghệ sẽ giúp bạn luôn cập nhật những kiến thức mới mẻ, và giữ được nhiệt huyết với nghề ngay cả sau nhiều năm làm việc.
Mặt khác, là một lập trình viên, bạn sẽ phải thường xuyên giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Do đó bạn hãy rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và không sợ đối mặt với áp lực trong công việc.
Ngày nay, internet đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và thương mại điện tử đang lên ngôi. Tuyệt đại đa số các thương hiệu và doanh nghiệp đều có nhu cầu xây dựng website bán hàng. Cũng từ đó nhu cầu tuyển dụng lập trình viên Front End cũng tăng cao đáng kể, và cơ hội làm việc cho lập trình viên Front End hiện đang rộng mở với mức thu nhập tương đối cao, trung bình khoảng 15 – 22 triệu đồng/ tháng.
Vậy là bạn đã hiểu Front End Developer là gì và kỹ năng cần thiết để trở thành một Front End Developer rồi phải không nào? Nếu bạn có định hướng theo con đường nghề nghiệp này hoặc đang tìm công việc Front End Developer, hãy truy cập vào mục việc làm của CareerLink, để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.
Kiều Giang
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- TikTok Video2024.01.29Thái độ tích cực sẽ mang lại kết quả gì?
- Phỏng vấn việc làm2024.01.29Đối phó thế nào với những câu hỏi hack não khi phỏng vấn?
- Góc kỹ năng2024.01.25Tại sao nhiều người “seen” không rep tin nhắn?
- Tư vấn nghề nghiệp2024.01.25Keyword là gì? Lưu ý khi sử dụng từ khóa để tăng hiệu quả
Frontend là 1 phần của website mà ở đó người dùng có thể tương tác để sử dụng, nói cách khác thì tất cả những gì mà bạn có thể nhìn thấy trên website từ nội dung, font chữ, màu sắc, menu, thanh điều hướng, … đều là frontend, và là thứ mà Frontend Developer tạo ra. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công việc mà 1 lập trình viên Frontend sẽ đảm nhiệm và cần trang bị những kĩ năng gì để có thể dấn thân vào ngành nghề này nhé.
Đôi nét về khách mời Trần Trọng Thanh
- Bắt đầu bằng công việc Flash Developer, công việc về những giao diện và trải nghiệm dành cho người dùng tại công ty Pyramid Consulting
- Công tác 3 năm tại Singapore, vị trí UI Developer và Front-end
- Về Việt Nam khởi nghiệp với Nâu Studio
- Hiện tại đang là Principal Web Engineer tại Chợ Tốt
Tại sao anh lại chọn Frontend mà không phải những hướng khác như Backend hay Fullstack?
Mình bắt đầu từ Flash, sau đó tới UI và đến bây giờ là Front-end: tất cả những thứ đó đều xoay quanh một cái giao diện để tương tác trực tiếp với người dùng, điều đó tạo cho mình sự hứng thú rất lớn so với việc làm Backend hay những công việc phải tương tác nhiều với data.
Thử tưởng tượng mình làm ra một cái sản phẩm, 1 front-end website được xuất lên Internet, nó sẽ tiếp xúc được với rất nhiều người dùng trên đó, mình sẽ rất tự hào với sản phẩm, thành quả mà mình đem lại.
Những kĩ năng cần có của Frontend Developer
- HTML và CSS: đây là 2 ngôn ngữ cơ bản nhất để xây dựng nên các building block cơ bản, từ đó tạo ra giao diện của 1 website.
- JavaScript: ngôn ngữ lập trình sử dụng để xử lý các sự kiện, tương tác của người dùng với website, đây cũng là 1 phần không thể thiếu khi muốn tạo ra các website động.
- Các framework, thư viện: để tiết kiệm thời gian xây dựng thành phần của website, chúng ta có thể tận dụng các framework, thư viện có sẵn hiện nay như ReactJS, AngularJS, jQuery, … Ngoài việc tận dụng các thành phần và xử lý có sẵn thì việc sử dụng các thư viện cũng giúp bạn viết code và quản lý source code dễ dàng hơn theo các cấu trúc rõ ràng.
- Responsive: website của bạn không chỉ chạy trên 1 loại màn hình, vì thế cần thiết kế để website hiển thị 1 cách hợp lý và tối ưu trên các loại màn hình khác nhau và cả trên các thiết bị di động.
- Cross-Browser: ngoài việc tối ưu hiển thị trên các kích thước màn hình khác nhau, website của bạn cũng cần chạy được trên nhiều trình duyệt khác nhau như Chrome, Firefox, IE, … mỗi trình duyệt có những đặc thù riêng, CSS, JS hỗ trợ cũng khác nhau. Vì thế bạn cần nắm rõ những đặc điểm trên để website có thể chạy tốt trên các nền tảng trình duyệt đó.
- Rest API: cách để Frontend giao tiếp với Backend thông qua việc gửi yêu cầu (request) và nhận lại phản hồi (response) và dữ liệu để hiển thị. Việc nắm rõ các phương thức giao tiếp POST, GET, DELETE, …cùng body gửi lên là cần thiết để truyền và nhận dữ liệu 1 cách chính xác.
Tham khảo nhiều vị trí JavaScript Developer hấp dẫn trên TopDev
Kết bài
Frontend là 1 phần không thể thiếu trong 1 website nói riêng và hệ thống Web nói chung. Lập trình viên Frontend có thể học thêm NodeJS để làm backend cũng khiến cho nghề này trở nên hấp dẫn hơn trong định hướng của bạn. Bài viết này hy vọng đã mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về frontend developer và lộ trình học để trở thành 1 lập trình viên trong tương lai. Cảm ơn các bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
- IOS Developer là gì? Tổng quan về iOS Deverloper
- Backend Developer là gì? Lộ trình trở thành Backend Developer
- 9 project nhỏ mà bạn có thể code để luyện tập kỹ năng lập trình
Xem thêm các việc làm công nghệ hấp dẫn trên TopDev
Bạn đã bao giờ nhìn vào website yêu thích của mình và tự hỏi tại sao nó lại trông như vậy, các nút hoạt động như thế nào, hoặc nghĩ, “nó phức tạp đến mức nào?” hoặc, “Ước gì mình có thể làm giống vậy“?
Trong khi thiết kế web quyết định giao diện của một trang web, thì front end developement là cách mà thiết kế đó thực sự được triển khai trên web.
Mọi thứ bạn thấy trên website đều được xây dựng bằng front end development (đôi khi còn được gọi là front end web development) – và những người đứng đằng sau nó là: front end developer.
Một front end web developer là một kỹ sư phần mềm, người thực hiện các thiết kế web thông qua các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript.
Công việc của front end developer (đôi khi còn được gọi là công việc front end engineering) là một số trong các vai trò có nhu cầu nhiều nhất.
Theo khảo sát của Stack Overflow năm 2020, các front end developer ở Mỹ kiếm trung bình 110.000 đô mỗi năm.
Hiện tại, có 14.000 vị trí front end developer đang tuyển trên khắp nước Mỹ, so với 11.600 vị trí back end developer.
Trở thành front end developer là một sự thay đổi sự nghiệp về lâu dài.
Việc tuyển dụng các web developer ở Mỹ dự kiến sẽ tăng 8% từ năm 2019 đến năm 2029, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình cho tất cả các nghề nghiệp.
Chỉ riêng ở bang California, số lượng web developer dự kiến sẽ tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình cho tất cả các ngành nghề – công việc cho web developer dự kiến sẽ tăng 27,6%, tương đương 13.210 việc làm vào năm 2028.
Nếu những điều này nghe giống công việc mơ ước của bạn, chúng ta hãy chia nhỏ tất cả các kỹ năng mà front end developer cần tới để bạn có thể bắt đầu sự nghiệp front end development.
Bước đầu tiên là bắt đầu học một số kỹ năng cơ bản mà các front end developer sử dụng hàng ngày.
Các Front end developer sử dụng 3 ngôn ngữ lập trình chính để lập trình website và các thiết kế ứng dụng web được web designer tạo:
Code mà front end developer viết chạy bên trong trình duyệt web của người dùng (được gọi là phía client, ngược với back end developer, người viết code chạy phía server bằng cách sử dụng môi trường thời gian chạy mã nguồn mở – open source runtime environment như Node.js hoặc với ngôn ngữ lập trình như Python).
Các full-stack developer có thể thoải mái lập trình với cả ngôn ngữ front end và back end.
Một back end developer giống như một kỹ sư thiết kế và tạo ra các hệ thống giúp một thành phố hoạt động (điện, nước và cống rãnh, phân vùng, v.v.), còn front end developer là người dựng ra đường phố và đảm bảo mọi thứ đều được kết nối hợp lý để mọi người có thể sống trong đó.
Một front end developer còn chịu trách nhiệm đảm bảo rằng không có lỗi nào trên giao diện người dùng, cũng như đảm bảo rằng thiết kế xuất hiện đúng như yêu cầu của nó trên các nền tảng và trình duyệt khác nhau.
Tất cả những tác vụ này đều quan trọng với trải nghiệm người dùng.
Tôi đã xem qua hàng chục danh sách việc làm của vị trí front end developer để xem kỹ năng nào đang được cần nhiều nhất.
Hãy nắm vững những kỹ năng này bên dưới và bạn chắc chắn sẽ có một công việc tuyệt vời dành cho front end developer!
HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) và CSS (Trang tính kiểu xếp tầng) là những khối xây dựng cơ bản nhất của lập trình web.
Nếu không có hai kỹ năng này, bạn không thể tạo thiết kế trang web – tất cả những gì bạn có là văn bản thuần túy chưa được định dạng trên màn hình.
Trên thực tế, bạn thậm chí không thể thêm hình ảnh vào một trang mà không có HTML!
Trước khi bắt đầu bất kỳ con đường sự nghiệp phát triển web nào, bạn sẽ phải thành thạo việc lập trình với HTML và CSS.
Tin tốt là việc có được kiến thức làm việc vững chắc về một trong hai thứ này có thể được thực hiện chỉ trong vài tuần. Chỉ riêng kiến thức HTML và CSS sẽ cho phép bạn xây dựng các trang web cơ bản.
JavaScript cho phép bạn thêm rất nhiều chức năng vào trang web của mình và có thể tạo rất nhiều ứng dụng web cơ bản chỉ sử dụng HTML, CSS và JavaScript (viết tắt là JS).
Ở cấp độ cơ bản nhất, JS được sử dụng để tạo và kiểm soát những thứ như bản đồ cập nhật theo thời gian thực, phim tương tác và trò chơi trực tuyến.
Các trang web như Pinterest sử dụng JavaScript để làm cho giao diện người dùng của họ dễ sử dụng (thực tế là trang không tải lại là nhờ JavaScript!).
Đây cũng là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, vì vậy, bất kể kế hoạch nghề nghiệp của bạn là gì, đó cũng là thứ cực kỳ quý giá cần học.
jQuery là một thư viện JavaScript: một tập hợp các plugin và tiện ích mở rộng giúp phát triển với JavaScript nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Thay vì phải lập trình mọi thứ từ đầu, jQuery cho phép front end web developer thêm các phần tử tạo sẵn vào các dự án, sau đó tùy chỉnh khi cần thiết (đó là lý do tại sao việc biết JavaScript lại quan trọng như vậy).
Bạn có thể sử dụng jQuery cho những thứ như hẹn giờ đếm ngược, tự động hoàn thành biểu mẫu tìm kiếm và thậm chí tự động sắp xếp lại và thay đổi kích thước layout dạng lưới.
Các JS framework (bao gồm Angular, Backbone, Ember, Vue.js và React) cung cấp một cấu trúc tạo sẵn cho JavaScript code của bạn.
Có nhiều loại JavaScript framework khác nhau cho các nhu cầu khác nhau, mặc dù 5 framework được đề cập là phổ biến nhất trong danh sách việc làm thực tế, đặc biệt là React.
Trên thực tế, biết React có thể giúp bạn kiếm thêm tới 8.000 đô la so với mức lương trung bình của front end developer.
Mặc dù việc học các JavaScript framework mất thời gian, nhưng chúng thực sự tăng tốc độ phát triển bằng cách cho bạn một bước khởi đầu và có thể được sử dụng với các thư viện như jQuery để giảm thiểu khối lượng công việc ban đầu bạn phải làm.
CSS và front end framework (front end framework phổ biến nhất là Bootstrap) làm cho CSS những gì mà JS framework làm cho JavaScript: chúng cung cấp cho bạn khởi điểm để lập trình nhanh hơn.
Vì rất nhiều CSS bắt đầu với các yếu tố giống nhau từ dự án này sang dự án khác, nên một framework xác định tất cả những điều này cho bạn từ trước là cực kỳ có giá trị.
Hầu hết các danh sách việc làm front end developer đều mong bạn quen thuộc với cách hoạt động của những framework này và cách sử dụng chúng.
Ngôn ngữ tiền xử lý là một yếu tố khác mà front end developer có thể sử dụng để tăng tốc lập trình CSS.
Ngôn ngữ tiền xử lý CSS thêm chức năng bổ sung vào CSS giúp cho CSS có thể mở rộng và dễ làm việc hơn.
Nó xử lý code trước khi xuất bản lên trang web và biến nó thành CSS được định dạng tốt và thân thiện với nhiều trình duyệt.
Sass và LESS là hai ngôn ngữ tiền xử lý được sử dụng nhiều nhất.
REST là viết tắt của cụm từ Chuyển trạng thái đại diện (Representatinal State Transfer).
Về cơ bản, đó là một kiến trúc nhẹ giúp đơn giản hóa giao tiếp mạng trên web, còn các Dịch vụ và API RESTful là các dịch vụ web tuân theo kiến trúc REST.
Giả sử bạn muốn viết một ứng dụng hiển thị tất cả những người bạn trên mạng xã hội của bạn theo thứ tự mà bạn đã trở thành bạn bè.
Bạn có thể thực hiện cuộc gọi tới API RESTful của Facebook để đọc danh sách bạn bè của mình và trả lại dữ liệu đó.
Là một front end developer, bạn cũng có thể gọi API của Twitter (Twitter cũng sử dụng API RESTful).
Quá trình chung là giống nhau đối với bất kỳ dịch vụ nào sử dụng RESTful API, chỉ có điều dữ liệu trả về sẽ khác.
Mặc dù nghe có vẻ phức tạp và mang tính kỹ thuật, nhưng đó là một tập hợp các nguyên tắc và phương pháp thực hành đơn giản để bạn biết cách giao tiếp với một dịch vụ web.
Nó cũng giúp cho dịch vụ web hoạt động tốt hơn, mở rộng tốt hơn, hoạt động đáng tin cậy hơn và dễ dàng sửa đổi hoặc di chuyển hơn.
Chỉ riêng ở Mỹ, nhiều người truy cập Internet từ thiết bị di động của họ hơn là từ máy tính để bàn, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi kỹ năng thiết kế responsive và mobile là cực kỳ quan trọng đối với nhà tuyển dụng.
Thiết kế responsive nghĩa là bố cục của trang web (và đôi khi là chức năng và nội dung) sẽ thay đổi dựa trên kích thước màn hình và thiết bị mà ai đó đang sử dụng.
Ví dụ: khi bạn truy cập một trang web từ máy tính để bàn có màn hình lớn, bạn sẽ thấy nhiều cột, đồ họa lớn và tương tác được tạo riêng cho người dùng chuột và bàn phím.
Trên thiết bị di động, cùng một trang web sẽ xuất hiện dưới dạng một cột duy nhất được tối ưu hóa cho tương tác chạm, nhưng sử dụng các tệp cơ sở giống nhau.
Thiết kế dành cho thiết bị di động có thể bao gồm thiết kế responsive, hoặc cũng có thể là tạo ra thiết kế dành riêng cho thiết bị di động.
Đôi khi bạn muốn trải nghiệm người dùng khi truy cập trên máy tính để bàn hoàn toàn khác với khi truy cập từ smartphone. Trong trường hợp đó, trang web dành cho thiết bị di động sẽ hoàn toàn khác.
Một tngân hàng trực tuyến nếu có một thiết kế riêng cho thiết bị di động sẽ cho phép người dùng xem những thứ như vị trí ngân hàng gần nhất và chế độ xem tài khoản được đơn giản hóa (vì màn hình di động nhỏ hơn).
Các trình duyệt hiện đại đang trở nên khá tốt trong việc hiển thị các trang web một cách nhất quán, nhưng vẫn có sự khác biệt trong cách chúng diễn giải code ở phía back end.
Cho đến khi tất cả các trình duyệt hiện đại hoạt động hoàn hảo với các tiêu chuẩn web, việc biết cách làm cho từng trình duyệt hoạt động theo cách bạn muốn là một kỹ năng quan trọng.
Đó là tất cả những gì về phát triển cross-browser (nhiều trình duyệt).
Hầu hết các trang web hiện nay đều được xây dựng trên hệ thống quản lý nội dung (CMS), nền tảng thương mại điện tử là một loại CMS cụ thể.
CMS phổ biến nhất trên thế giới là WordPress, là “hậu trường” của hàng triệu trang web. Trên thực tế, gần 60% các trang web sử dụng CMS là WordPress.
Các CMS phổ biến khác bao gồm Joomla, Drupal và Magento. Mặc dù việc biết những thứ này sẽ không đưa bạn trở thành một chuyên gia WordPress, nhưng chúng có thể cho cho bạn một ngách thị trường tiềm năng là các công ty sử dụng các hệ thống đó.
Là một front end developer, các kỹ năng liên quan CMS có thể mang lại lợi thế cho bạn khi tìm việc.
Một thực tế xảy ra như cơm bữa đối với front end: Bug. Việc làm quen với quy trình kiểm thử và gỡ lỗi là rất quan trọng.
Kiểm thử đơn vị (Unit testing) là quá trình kiểm tra các khối mã nguồn (source code) riêng lẻ (các hướng dẫn cho biết trang web sẽ hoạt động như thế nào) và các khung kiểm thử đơn vị cung cấp một phương pháp và cấu trúc cụ thể để thực hiện việc đó (có những cấu trúc và phương pháp khác nhau cho mỗi ngôn ngữ lập trình).
Một loại kiểm thử phổ biến khác là kiểm thử UI (giao diện người dùng), hay còn gọi là kiểm thử chấp nhận (acceptance testing), kiểm thử trình duyệt (browser testing) hoặc kiểm thử chức năng (functional testing), trong đó bạn kiểm tra để đảm bảo rằng trang web hoạt động như bình thường khi người dùng thực sự sử dụng trang web.
Bạn có thể viết các bài kiểm thử để tìm kiếm những thứ như HTML cụ thể trên một trang web sau khi thực hiện một hành động – chẳng hạn như đảm bảo rằng nếu người dùng quên điền vào trường thông tin bắt buộc, thông báo lỗi sẽ bật lên.
Gỡ lỗi chỉ đơn giản là lấy tất cả các “lỗi” mà các bài kiểm thử đó phát hiện ra (hoặc người dùng của bạn phát hiện ra sau khi trang web của bạn được khởi chạy), hãy tìm ra lý do và cách chúng xảy ra và khắc phục sự cố.
Các công ty khác nhau sử dụng các quy trình khác nhau cho việc này, nhưng nếu bạn đã sử dụng một quy trình này, bạn có thể thích nghi với những quy trình khác một cách khá dễ dàng.
Vì kiểm thử và ghi lỗi đóng góp rát nhiều vào trải nghiệm người dùng tích cực, chúng là những kỹ năng quý giá mà nhà phát triển giao diện người dùng cần biết.
Hệ thống kiểm soát phiên bản cho phép bạn theo dõi các thay đổi đã được thực hiện đối với code theo thời gian. Chúng cũng giúp bạn dễ dàng hoàn nguyên về phiên bản cũ nếu bạn gặp trục trặc.
Giả sử bạn thêm một plugin jQuery tùy chỉnh và đột nhiên một nửa mã của bạn bị hỏng.
Thay vì phải cố gắng hoàn tác thủ công và sửa tất cả các lỗi, bạn có thể quay lại phiên bản trước và sau đó thử lại bằng một giải pháp khác – chẳng hạn như nhấn nút reset.
Git được sử dụng rộng rãi nhất trong số các hệ thống kiểm soát phiên bản và có thể được cài đặt bằng dòng lệnh.
Biết cách sử dụng Git sẽ là một yêu cầu đối với hầu như bất kỳ công việc phát triển nào, có thể là front end development, back end development hoặc full stack development.
Đây là một trong những kỹ năng công việc quan trọng mà các nhà phát triển cần phải có nhưng ít người thực sự nói đến.
Nếu có một thứ mà tất cả các nhà phát triển giao diện người dùng phải có, bất kể mô tả công việc hay chức danh chính thức, thì đó là kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.
Từ việc tìm ra cách triển khai tốt nhất một thiết kế, sửa các lỗi phát sinh, đến việc tìm cách làm cho front end code hoạt động với back end code mà một kỹ sư phần mềm khác đã viết, việc phát triển nói cho cùng chỉ là giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Ví dụ: bạn đã tạo front end web hoạt động hoàn hảo và bàn giao cho back end developer để họ tích hợp nó với hệ thống quản lý nội dung (CMS). Đột nhiên, phân nửa tính năng ngừng hoạt động.
Một front end developer giỏi sẽ coi đây là một câu đố cần giải hơn là một thảm họa.
Tất nhiên, một front end developer ở cấp độ lão luyện sẽ lường trước những vấn đề này và cố gắng ngăn chặn ngay từ đầu!
Lược dịch từ skillcrush.com
Công việc của front end developer gồm những gì, cần những kỹ năng gì?
Nghề Front End đang ngày càng được quan tâm bởi nhu cầu tuyển dụng cao và mức lương hấp dẫn. Vậy công việc của front end gồm những gì? Làm front end cần những kỹ năng gì? Hãy cùng VTI Academy trả lời những câu hỏi đó thông qua bài viết dưới đây.
Cơ hội việc làm cho sinh viên khi học Front End
Thực tế, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay khá phát triển. Nhu cầu thiết kế web, ứng dụng di động của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa cơ hội việc làm của nhân sự Front End rộng mở hơn.
Cơ hội việc làm cho nhân sự Front End Developer tại Việt Nam vô cùng rộng mở
Theo báo cáo gần đây, dự báo từ 2022 – 2024 nước ta vẫn thiếu hụt khoảng 150.000 – 195.000 lập trình viên/kỹ sư mỗi năm. Chính vì thế không khó để bạn tìm bài đăng tuyển dụng vị trí Front End Developer.
Quan trọng hơn hết ứng viên cần tăng cường trau dồi kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt khả năng thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Như vậy bạn không lo thất nghiệp hay không tìm được công việc với mức lương tương xứng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Front End. Hy vọng, chia sẻ của ITNavi giúp bạn biết mình cần làm gì để trở thành một lập trình viên giỏi trong ngành này.
Bạn đọc có thể xem thêm bài viết:
ITNavi – Nền tảng kết nối việc làm IT
Nguồn: Front End và “chìa khóa” để trở thành Front End Developer xuất sắc
NAB Innovation Centre Vietnam
Ha Noi – Ho Chi Minh
The NAB Innovation Centre Vietnam is owned by NAB – Australia’s largest business bank.
30 việc làm lap trinh vien front end tại Việt Nam
SUPER HOT
Đăng 3 ngày trước
Senior Frontend Developer (ReactJS/VueJS)
Linh hoạt
Ho Chi Minh
- No.1 Construction Tech company in Japan
- Hybrid working with focus on Engineering team work
- Highly competitive salary and benefits
HOT
Đăng 9 ngày trước
Junior/Middle Frontend Dev (ReactJS, CSS ,HTML5)
Tại văn phòng
Ha Noi
HOT
Đăng 16 giờ trước
Senior Front End Developer (ReactJS) – Up to 1500$
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
HOT
Đăng 9 ngày trước
Middle Front-end Developer
Tại văn phòng
Ha Noi
HOT
Đăng 10 ngày trước
Frontend Developer (Javascript/HTML/CSS)
Tại văn phòng
Ha Noi
HOT
Đăng 13 ngày trước
Mid – Senior Frontend Developer (JavaScript, Angular)
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
Đăng 14 ngày trước
Front End Web Developer (Angular, Typescript, RxJS)
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
Đăng 14 ngày trước
Senior Front End Dev (React.js)
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
- First class software engineering culture
- Greenfield projects
- Cutting‐edge technologies
Đăng 16 ngày trước
Senior Front End Developer (ReactJS, Javascript)
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
Đăng 16 ngày trước
Frontend Developer -ReactJS (Senior/Middle)
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
Đăng 19 ngày trước
Frontend Dev (React, JavaScript, React Native)
Tại văn phòng
Ha Noi
Đăng 22 ngày trước
Web Frontend developer (Angular)
Tại văn phòng
Ha Noi
Đăng 23 ngày trước
Frontend Developer (Angular)
Linh hoạt
Ho Chi Minh – Da Nang
- You can work outside office up to 3 days a week
- Premium insurance
- Global international teams & opportunity to travel
Đăng 27 ngày trước
Frontend Developer (JavaScript, Vue3, TypeScript)
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
Đăng 28 ngày trước
Junior/Fresher Front-end Developer (JavaScript/ReactJS)
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
Đăng 28 ngày trước
Remote Frontend Developer -Angular/React Native/ReactJS
Làm từ xa
Ho Chi Minh – Ha Noi – Others
Đăng 29 ngày trước
Front End Developer ( Javascript, ReactJS, VueJS )
Tại văn phòng
Ha Noi
- Lương thưởng theo năng lực và cao nhất khối IT
- Môi trường làm việc trẻ trung, vui vẻ
- Cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài
Đăng 29 ngày trước
Frontend Dev (React Native/ React JS/ HTML5/NodeJS )
Tại văn phòng
Ho Chi Minh
- Mức lương thỏa thuận
- Cơ hội thăng tiến
- Du lịch hằng năm
Đăng 30 ngày trước
Senior/Middle Frontend Developer
Linh hoạt
Ha Noi
Đăng 30 ngày trước
Frontend Developer (ReactJS, Javascript)
Linh hoạt
Ho Chi Minh
Lộ trình trở thành Front End Developer cho người mới bắt đầu
Front End Developer đang là vị trí công việc đang khá hot trong ngành CNTT, được nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu từ đầu về lộ trình trở thành front end developer cùng những kiến thức cơ bản về nghề này thì bài viết này là dành cho bạn!
Công việc của front end đòi hỏi những kỹ năng gì?
Làm front end là làm về xây dựng giao diện và tối ưu trải nghiệm tương tác của người dùng trên website. Do đó, nghề front end đòi hỏi lập trình viên phải nắm rõ được 3 ngôn ngữ chính: HTML, CSS và Javascript. Bên cạnh việc thông thạo các ngôn ngữ đó, các lập trình viên Front end cần phải làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, AngularJS,… và các thư viện như jQuery, LESS của Javascript.
Nhìn chung, để thực hiện tốt công việc của front end, bạn cần chú ý đến các kỹ năng và kinh nghiệm chính sau:
Am hiểu về HTML & CSS
HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading Style Sheets) là hai ngôn ngữ cơ bản nhất để xây dựng nên giao diện của một website. Nếu không nắm chắc hai ngôn ngữ này thì bạn sẽ không thể thiết kế được trang web.
Đây cũng là hai ngôn ngữ đầu tiên mà bạn cần học khi muốn trở thành một lập trình viên Front end.
Kỹ năng về JavaScript
Javascript là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng và giao diện website. Cùng với HTML và CSS, Javascript đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng giao diện website. Đây là một vũ khí cực kì quan trọng mà không một lập trình viên Front end nào muốn bỏ qua.
Hiểu biết về jQuery
jQuery là thư viện được viết từ ngôn ngữ lập trình Javascript. Đây là một công cụ giúp xây dựng các chức năng bằng Javascript dễ dàng, nhanh và giàu tính năng hơn.
Kiến thức về framework của JavaScript
Trong Javascript, tồn tại những “bộ khung” được tạo nên từ các đoạn code, thư viện nhằm tối giản công sức phát triển ứng dụng. Những bộ khung như vậy đó được gọi là framework. Với việc sử dụng thành thạo các framework của Javascript hiện nay như AngularJS, Backbone, Ember, ReactJS… các lập trình viên Front end sẽ tiết kiệm được thời gian trong quá trình lập trình website, đồng thời tối ưu hoá được các tương tác với người dùng.
Kỹ năng về các Frontend frameworks
Hiện nay công việc frontend developer yêu cầu 4 frameworks phổ biến hàng đầu. Đó là các frameworks của ngôn ngữ lập trình Javascript bao gồm: AngularJS, Backbone, Ember, và ReactJS.
Responsive và Thiết kế Mobile
Bản thân CSS không thực sự là một ngôn ngữ lập trình, do đó CSS Preprocessors – hay còn gọi là “ngôn ngữ tiền xử lý CSS” ra đời với nhiệm vụ logic hoá và cấu trúc các đoạn mã CSS để cho CSS tiến đến gần hơn với một ngôn ngữ lập trình. Việc sử dụng CSS Preprocessors giúp tiết kiệm thời gian code, dễ dàng bảo trì và phát triển CSS đồng thời giúp cho các tập tin CSS được tổ chức một cách rõ ràng. Theo thực tế thì SASS và LESS là hai preprocessors có nhu cầu sử dụng cao nhất.
Kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề
Hiện nay, tỉ lệ truy cập vào internet nói chung và các website nói riêng từ thiết bị di động đã cao hơn so với desktop rất nhiều, do đó kĩ năng thiết kế giao diện website trên mobile đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành một lập trình viên Front end. Responsive design là việc thiết kế website sao cho nó có thể tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử sử dụng những kích thước hiển thị khác nhau.
Làm việc với hệ thống quản lý nội dung (CMS)
Phần lớn các website hiện nay đều xây dựng trên hệ thống CMS, điển hình nhất là WordPress, Drupal và Magento. Các lập trình viên tương lai nên trang bị kỹ năng làm việc với hệ thống này một cách thành thạo.
Hiểu biết về UI/UX
UI UX là cách gọi tắt của User Interface (Giao diện người dùng) và User Experience (Trải nghiệm người dùng). Về cơ bản, UI là thiết kế giao diện trực quan cho website, không liên quan đến code, UX là việc thực hiện nghiên cứu cách người dùng sử dụng trang web, từ đó đưa ra những thay đổi thông qua rất nhiều thử nghiệm.
Hiện nay UI và UX đã trở thành hai yếu tố rất quan trọng trong thiết kế website mà mọi Front end developer cần tìm hiểu và nắm chắc.
Lộ trình để trở thành Frontend Developer
Frontend Developer là những lập trình viên tạo ra các website ở phía client side, vì thế bước đầu tiên bạn cần là trang bị kiến thức về Internet:
- Cách Internet hoạt động, HTTP là gì?
- Trình duyệt (browser) hoạt động thế nào, các trình duyệt thông dụng
- Nắm được các khái niệm DNS, Domain, hosting
Tiếp theo chúng ta cần trang bị kiến thức cơ bản trực tiếp liên quan đến lập trình frontend bao gồm: HTML, CSS và JavaScript:
- HTML: các thẻ (tag), form, thẻ media và cách sử dụng. Trang bị kiến thức về HTML5, kỹ thuật SEO cơ bản.
- CSS: các thuộc tính CSS của từng thẻ HTML tương ứng. Cách sử dụng thẻ media để xử lý responsive cho các kích thước màn hình khác nhau. Cách xây dựng layout cơ bản. Tìm hiểu thêm về SCSS hay SASS
- JavaScript: Cú pháp lập trình, các kiểu dữ liệu cơ bản trong JS. ES6+ và các module cơ bản trong JavaScript. Cách xử lý với API (fetch, xhr). Sau khi nắm vững được cơ bản về JS thì chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về các thư viện JS thường sử dụng như jQuery, React, Vue,…
Việc chọn 1 framework để sử dụng và tiếp tục tìm hiểu sâu là cần thiết, giúp bạn có thể tối ưu hóa được thời gian và chi phí lập trình; đồng thời đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty. Ngoài ra trong quá trình làm việc, các bạn cũng cần có kiến thức liên quan đến trình quản lý package, các tools giúp định dạng hiển thị sourcode và tự động format đúng chuẩn:
- Framework và thư viện: React, Angular, Vue.js, Svelte, Solid JS
- Package Managers: npm, yarn, pnpm
- Formatters: Prettier, ESLint
- Module Bundlers: Webpack, Vite, Rollup, Parcel
Đến đây bạn có thể tự tin chinh chiến các dự án được giao trách nhiệm, code các module theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tất nhiên việc học không bao giờ là đủ, 1 senior Frontend Developer cần trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên sâu hơn nữa, 1 số gạch đầu dòng dưới đây để các bạn có thể tham khảo:
- Authentication: JWT, Oauth, Sessio Auth, SSO
- SSR, SSG: Server Side Rendering, Static Site Generation
- Progressive Web Apps: làm việc với Web Sockets, Service Workers, sử dụng Lighthouse hay Devtools cho việc tối ưu hóa website
- GraphQL: cách để phía frontend tương tác trực tiếp với Database mà không cần qua Backend
- Tạo ra các ứng dụng dành cho mobile hay desktop: hiện tại với JS chúng ta không chỉ còn tạo ra các ứng dụng web, mà nó còn có thể tạo ra các ứng dụng chạy trên mobile hay desktop. 1 số framework hay thư viện có thể giúp chúng ta làm điều đó: React Native, Flutter, Ionic, NativeScript cho mobile; Electron, Tauri dành cho desktop.
Lời khuyên và bài học thực tế
Anh nghĩ nhìn chung về vị trí này thì những thách thức hay gặp là giúp cải thiện performance cho web app của mình và làm sao để đưa ra được 1 framework chuẩn và bộ thư viện chuẩn cho toàn bộ team. Bây giờ khi mình đã deliver được rất nhiều website và web app rồi thì team size của mình bắt đầu lớn lên, số lượng nhân sự trong team sẽ nhiều lên thì xu hướng bây giờ là làm sao để các bạn front-end tạo ra được những trang web mới hoặc những chức năng mới cho sản phẩm trên web của mình.
Và một thử thách nữa là mình phải tạo ra một cái design system – một nơi để hệ thống hóa lại những component hoặc các mẫu, chuẩn hóa tất cả lại vào một design system giúp cho các bạn front-end tạo thành một module tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Một thử thách khác là làm sao để giúp các bạn Dev Engineer làm việc với nhau tốt nhất theo tiêu chuẩn mà mình đưa ra cũng như với các phòng ban khác trong cùng 1 working group.
Rất nhiều thử thách đặt ra vậy thì, liệu có thách thức nào khiến anh nhớ mãi đến tận bây giờ không?
Anh nghĩ trải nghiệm đáng nhớ nhất của mình ở Chợ Tốt là khi anh vào Chợ Tốt cũng được khoảng 3 tháng, lúc đó anh tham gia một dự án đã gần hoàn thành và sắp release. Yêu cầu lúc đó là đánh giá performance, tốc độ tải trang của app đó trước khi đưa lên production. Kết quả đánh giá khá thấp, đó cũng là challenge đầu tiên của anh, nhiệm vụ của anh cùng với các bạn trong team lúc đó là làm sao để cải thiện điểm này lên.
Bọn anh cùng chung tay đánh giá và xem xét các điểm, các nút thắt cổ chai hoặc những vấn đề đối với bộ đóng gói, kích thước size của nó khá lớn, có một số vấn đề như vậy. Cũng mất một khoảng thời gian cùng làm việc với các bạn trong team sau đó đã cải thiện được rất nhiều. Lúc đó theo anh nhớ thì tool lighthouse của front-end điểm này đã được cải thiện ít nhất cũng gấp 2, gấp 3, tất nhiên là điểm tuyệt đối thì nó cũng không cao lắm so với mong đợi, nhưng so với trước khi anh tiếp nhận và kết quả cuối cùng thì nó đã cải thiện rất nhiều. Nhờ đó anh cũng rút ra được khá nhiều các bài học để đưa ra hướng dẫn và lưu ý để các bạn Junior sau này làm việc có thể cải thiện được những nút thắt cổ chai đó.
Cách anh phân bổ tasks và quản lý team như thế nào?
Vị trí của anh thì đóng vai trò như người điều phối là chính và thư ký cho một nhóm các bạn Front-end Engineer. Các bạn sẽ làm việc cùng với một Fullstack team cùng với những bạn khác như backend, dev, mobile dev và product order, tester. Working group đó chạy theo mô hình scrum như mọi người cũng hay biết. Ở vị trí web charter anh sẽ cố gắng đưa ra một số hoạt động như là họp định kỳ để khi đó mình nắm được tình hình và cách làm việc của các bạn trong working group như thế nào, các bạn có khó khăn gì thì trong buổi họp định kỳ đó mình sẽ đưa ra để mọi người cùng nhau giải quyết. Đó cũng là cách để mình hiểu các bạn hơn, nắm được bạn đang làm gì trong công việc của bạn đó.
Đa số là hoạt động online, mình sử dụng Zira và có các dự án trên đó, mình sẽ đưa ra các ý kiến như về chuẩn hóa, conversion hay những quy chuẩn của team, tùy theo mỗi quy trình mà mình sẽ đưa ra những task cụ thể. Trong các buổi họp chung mình sẽ hướng dẫn cho các bạn, từ đó các bạn sẽ triển khai trong công buổi họp để các bạn liên quan thảo luận với nhau.
Theo quan sát và đánh giá của anh về khối lượng công việc cũng như trình độ mà các bạn cần đạt được thì anh nghĩ ít nhất cần 3 năm để đạt được vị trí Senior.
Trong 3 năm đó thứ nhất là để các bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế trong các dự án và để học các kiến thức liên quan. Nên anh nghĩ là sẽ không có shortcut – lối tắt để chỉ sau 1 – 2 năm đã trở thành Senior được. Và khi các bạn Junior vào thì các bạn cũng phải học rất nhiều để nắm vững những framework đó. Để đạt được vị trí Senior thì anh nghĩ mình phải luôn đặt ra những mục tiêu học là những nền tảng của Front-end, về những cái cản bản nhất của JavaScript, CSS.
Như anh đề cập có một số bạn vẫn ở vị trí Junior dù đã đi làm một thời gian khá là lâu anh nghĩ là do các bạn chưa có tinh thần học hỏi, các bạn chỉ đến công ty và làm các task được giao mà thôi. Ở công ty thì các bạn sẽ làm trực tiếp các tính năng và các phần được giao, công việc này phần nào đó sẽ lặp đi lặp lại cho nên để mình có thể tiến xa hơn, hiểu sâu hơn thì bắt buộc các bạn nên tự học thêm về nó.
Có một tip anh rút ra được là dù mình làm ở những cấp độ cao – highlevel nhưng mình vẫn phải luôn đặt ra câu hỏi cách hoạt động của nó như thế nào, research để tìm hiểu cách hoạt động bên dưới của nó. Khi có cái mình thấy hay, thấy tò mò về cách hoạt động thì phải luôn luôn đi tìm hiểu nó và đó cũng là cách để mình có những kiến thức nền tảng cho mình. Qua thời gian mình sẽ có đủ kiến thức và khả năng đạt được vị trí Senior.
Rất cảm ơn những chia sẻ hết sức thiết thực của anh Trần Trọng Thanh. Hy vọng qua bài phỏng vấn lần này, các bạn độc giả sẽ có được những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Chúc các bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Xem thêm những việc làm Front-end developer Jobs hấp dẫn tại TopDev
Có thể bạn quan tâm:
Front End và “chìa khóa” để trở thành Front End Developer xuất sắc
Front End là làm gì? Cơ hội việc làm ra sao? Mức lương như thế nào? Những vấn đề này được các bạn trẻ đam mê công nghệ rất quan tâm. Đặc biệt nếu bạn đang bắt đầu bước trên con đường lập trình, tìm hiểu cụ thể về Front End vô cùng cần thiết.
Ngay sau đây ITNavi sẽ bật mí chi tiết hơn về Front End. Qua đó bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị điều gì để trở thành một nhà phát triển Front End giỏi.
Front End là gì?
Đối với dân công nghệ thông tin khái niệm Front End có lẽ không còn quá xa lạ. Tuy nhiên những nhân tố mới dấn thân vào con đường này vẫn đang mông lung về Front End. Thực tế, đây là việc dùng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS hoặc Javascript để tiến hành thiết kế website, giao diện ứng dụng di động,….
Front End là việc dùng ngôn ngữ lập trình để thiết kế website, ứng dụng di động
Để người dùng chạm, lướt, tương tác mượt mà trên màn hình phải kể đến quá trình lập trình Front End. Đặc biệt tính năng của từng sản phẩm phải tương thích với mọi kích thước thiết bị có độ phân giải khác nhau.
Front End Developer là gì?
Để xác định được lộ trình trở thành front end developer, đầu tiên bạn cần hiểu được định nghĩa cơ bản: Front-end Developer là gì.
Front end là một phần quan trọng của một trang web, cho phép người dùng tương tác và sử dụng. Tất cả những gì bạn thấy trên một trang web, từ font chữ, màu sắc, danh mục sản phẩm, menu, thanh trượt, và nhiều yếu tố khác, đều phụ thuộc vào sự kết hợp hoàn hảo giữa HTML, CSS và Javascript.
Front end developer là những chuyên gia đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc phát triển phần giao diện người dùng trên Client Side. Một cách đơn giản, họ là những người thực hiện công việc xây dựng và phát triển giao diện của trang web, nhằm cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi sử dụng sản phẩm trên trang web của họ.
Do đó, lộ trình trở thành front end developer sẽ là hành trình bạn trang bị những kiến thức kĩ năng cần thiết để đảm nhiệm được những công việc này.
Kết luận
Thực tế, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay khá phát triển. Nhu cầu thiết kế web, ứng dụng di động của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa cơ hội việc làm của nhân sự Front End rộng mở hơn. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu được bức tranh tổng quan về công việc của Front end developer cũng như những kỹ năng chính cần có để bước vào nghề Front end.
Xem thêm: Khóa học lập trình Front End dành cho người mới bắt đầu.
Front-end developer chịu trách nhiệm về những công việc tiếp xúc trực tiếp với tương tác của người dùng, trong khi back-end developer lại làm việc với data và những công nghệ đằng sau. Vậy, con đường sự nghiệp của một Front-end developer sẽ diễn ra như thế nào? Và nên tích lũy những gì, ở đâu để lên trình nhanh nhất?
Hãy cùng TopDev trò chuyện cùng chuyên gia đến từ Chợ Tốt và tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình nhé!
10 kỹ năng cần có nếu muốn trở thành Front End Developer giỏi
Công nghệ thông tin là một ngành đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm cao. Đặc biệt muốn trở thành một Front End Developer đủ năng lực hoàn thành tốt công việc bạn cần trau dồi kiến thức, kỹ năng. Cụ thể:
Lập trình viên Front End đòi hỏi kỹ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc
Kỹ năng trở thành Front End Developer |
Chi tiết |
|
HTML và CSS là 2 ngôn ngữ lập trình cơ bản dùng thường xuyên để phát triển giao diện web. Bởi vậy muốn làm một lập trình viên Front End trước hết bạn phải nắm bắt chắc chắn 2 ngôn ngữ này. Điều đó tạo nền tảng giúp bạn hoàn thành công việc tốt, chất lượng cao như mong muốn. |
|
JavaScript giúp xây dựng tương tác giữa người dùng và giao diện web. Cùng HTML, CSS thì JavaScrip trở thành ngôn ngữ lập trình trong Front End không thể thiếu. Đó là vũ khí tối thượng, kiến thức cần thiết mà bất cứ ai muốn dấn thân vào ngành cũng cần nắm bắt vững chắc. |
|
Nếu muốn trở thành người làm Front End giỏi phải có nhiều kỹ năng. Trong đó, hiểu biết thông thạo jQuery rất quan trọng. JQuery giống thư viện viết ra dựa trên nền tảng ngôn ngữ lập trình JavaScript. Chúng giữ nhiệm vụ xây dựng các chức năng nhờ vào những JavaScript đơn giản. Nhờ vậy, sản phẩm đa dạng tính năng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. |
|
Ngôn ngữ lập trình JavaScript luôn tồn tại bộ khung tạo nên bởi các đoạn code, thư viện nhằm mục tiêu tối giản đến mức tối đa công sức phát triển ứng dụng. Những bộ khung đấy được gọi chung là Framework. Một Front End Developer giỏi phải thành thạo sử dụng Framework của JavaScript tiêu biểu như: Backbone, Ember, AngularJS,….. Điều đó giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian làm web, tối ưu hóa tương tác người dùng. Vậy nên trang bị đầy đủ kiến thức về bộ khung kể trên không hề vô ích. |
|
Công việc chính của các Front End Developer hiện nay đều yêu cầu 4 Framework phổ biến. Trong đó phải kể đến: AngularJS, Ember, Backbone, ReactJS. Những nền tảng Frameworks này sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc lập trình viên. Chưa kể, bạn dễ dàng tạo ra được giao diện web chất lượng, khởi chạy mượt mà. |
|
Với người am hiểu công nghệ thông tin sẽ biết rằng bản chất CSS không thực sự là ngôn ngữ lập trình. Vì thế CSS Preprocessors giống như ngôn ngữ tiền xử lý đưa vào ứng dụng giúp logic hóa cấu trúc các đoạn mã CSS. Nhờ vào đó, CSS tiến gần hơn trở thành ngôn ngữ lập trình thực trụ. Nắm chắc CSS Preprocessors hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển Front End. Điều này giúp Developer tiết kiệm thời gian code, thuận tiện bảo trì. Từ đây các tập tin CSS được tổ chức cụ thể, rõ ràng hơn. |
|
Theo một số khảo sát, tỷ lệ người dùng truy cập internet hiện nay chiếm phần lớn từ thiết bị di động. Bởi vậy, muốn trở thành Front End Developer chuyên nghiệp, hoàn thiện sản phẩm web có giao diện chất lượng thì nắm rõ Responsive cũng như thiết kế Mobile là yêu cầu bắt buộc. Phát triển Responsive đơn giản giống việc hoàn thiện giao diện website có thể tương thích mọi thiết bị điện tử, thân thiện cho người dùng. Qua đó, nâng cao trải nghiệm sử dụng sản phẩm. |
|
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng lập trình viên Front End chỉ cần nắm rõ các ngôn ngữ lập trình như HTML hay CSS. Thực tế, muốn làm công việc này giỏi, chuyên nghiệp bạn còn phải biết cách giải quyết vấn đề. Đây là điều kiện cần và đủ mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra cho nhân sự apply vị trí kể trên. Theo đó bạn nên biết cách triển khai, khai thác thiết kế web, fix bugs, nhận diện hoạt động Front End Code với Back End Code. Sở hữu kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề giúp quá trình triển khai thuận lợi, hạn chế gián đoạn. Nhờ vậy hiệu quả công việc được cải thiện, đáp ứng tốt yêu cầu từ khách hàng, người dùng. |
|
Phần lớn trang web hiện nay khi đưa vào sử dụng đều xây dựng trên hệ thống CMS. Trong đó tiêu biểu phải kể đến: Drupal, WordPress, Magento. Đối với lập trình viên Front End việc trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc chuyên nghiệp với hệ thống này là bắt buộc. |
|
Website có trực quan hay không phụ thuộc rất nhiều vào UI(giao diện người dùng) và không liên quan tới code. Trong khi đó, UX(trải nghiệm người dùng) đảm bảo hoàn tất nghiên cứu cách người dùng sử dụng web. Từ đây, lập trình viên sẽ thay đổi, điều chỉnh nhằm nâng cao sự tương thích và hài lòng cho người dùng. Mỗi Front End, việc nắm chắc UI/UX là tối quan trọng. Nhờ vậy quá trình thiết kế giao diện web hoàn thiện tốt, hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng. |
Để trở thành Front End Developer giỏi cần có quá trình trau dồi, học hỏi
Như vậy, muốn trở thành một Front End Developer giỏi cần nhiều yếu tố. Tất cả đều có thể trau dồi từ đào tạo qua trường lớp đến kinh nghiệm thực tiễn. Đương nhiên không phải sinh viên mới ra trường nào cũng chuyên nghiệp ngay được mà phải có thời gian.
Frontend Developer là gì?
Lập trình frontend là việc sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS và ngôn ngữ lập trình JavaScript để thiết kế, viết code tạo ra giao diện của các ứng dụng hay trang web dành cho người dùng.
Giao diện mà Frontend Developer tạo ra không chỉ chạy trên 1 loại thiết bị duy nhất mà còn phải đảm bảo nó tương thích với nhiều phần cứng khác nhau từ kích thước màn hình, độ phân giải, hệ điều hành, loại trình duyệt,… giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ngoài việc xử lý các logic ở Client Side, Frontend Developer cũng đảm nhận việc xử lý giao tiếp với phía Backend (Server Side) thông qua việc gửi request API, nhận response dữ liệu và hiển thị kết quả cho người dùng.
Keywords searched by users: front end developer 2020
Categories: Phát hiện thấy 85 Front End Developer 2020
See more here: kientrucannam.vn
See more: https://kientrucannam.vn/vn/